Con trai hỏi: “Chúng ta không ngồi khoang hạng nhất vì nghèo sao?” và bài học về tiền bạc của trẻ

Sự kiện: Dạy con

Nếu cha mẹ không dạy dỗ con cái về tiền bạc, tránh nói về tiền có thể khiến trẻ hiểu sai nhiều vấn đề.

Chuyến du lịch nghỉ dưỡng dịp Tết kết thúc, vừa lên máy bay về nước, con trai cô Lệ (Trung Quốc) liền hỏi mẹ mình: “Mẹ ơi, ghế này bé quá, con thấy mấy cái ghế phía trước rộng lắm, sao mình không lên đó ngồi”.

Cô Lệ trả lời: “Đó là khoang hạng nhất, mình đang ngồi ở khoang hạng phổ thông con à”.

Nghe mẹ nói, cậu con trai ngập ngừng hỏi: “Vậy sao chúng ta không ngồi khoang hạng nhất? Có phải vì nhà chúng ta nghèo không?”

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Trong quá trình nuôi dạy con cái, hầu hết các bậc cha mẹ đều gặp phải những câu hỏi về tiền bạc.

Ví dụ, gia đình chúng ta có bao nhiêu tiền? Khi nào cả gia đình có thể đi du lịch? Tại sao nhà người khác to đẹp hơn nhà mình?

Cách trả lời của cha mẹ trước những thắc mắc này của con cái cần thể hiện sự khôn ngoan, nhìn xa trông rộng, vì nó có thể ảnh hưởng đến tính cách, quan điểm của trẻ.

Cha mẹ than nghèo khiến con cái cảm thấy như thế nào?

Nhiều cha mẹ lo con tiêu tiền bừa bãi nên cố tình giả nghèo nói với con: “Nhà mình không có tiền”.

Peng Kaiping, giáo sư tâm lý học tại Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc tin rằng: “Cha mẹ nói với con cái nhà mình không có tiền, thiếu thốn sẽ gieo cảm giác nghèo khổ vào con cái, khiến chúng cảm thấy thấp kém, thua thiệt so với bạn bè”.

Con trai hỏi: “Chúng ta không ngồi khoang hạng nhất vì nghèo sao?” và bài học về tiền bạc của trẻ - 2

Có một cư dân mạng Trung Quốc kể rằng, khi mình học cấp 2, mẹ có nhờ đi mua đồ và cô đã mua một thứ đắt hơn lời mẹ dặn 10 tệ (35 nghìn đồng). Khi mang về, mẹ đã mắng cô 1 tiếng đồng hồ, còn nói: “Con chỉ biết mua đồ bừa bãi, không thèm quan tâm nhà mình có dư dả không”.

Giây phút ấy, cô bé chưa đầy 10 tuổi tràn ngập một cảm giác tội lỗi khôn tả. Cô bị ám ảnh bởi cái nghèo của nhà mình trong thời gian dài và dần trở nên tự ti, nhút nhát.

Cô nói: “Từ nhỏ đến lớn, nỗi tủi hổ vì thiếu tiền chưa bao giờ biến mất. Giờ tôi không dám đi mua sắm, kết bạn, kết hôn hay sinh con, tôi lo lắng mình không thể làm được những điều này”.

Thật ra, cái nghèo không đáng sợ, cái đáng sợ là cha mẹ than nghèo.

Việc đứa trẻ mua đắt hơn 10 tệ không khiến gia đình nghèo đi hay giàu lên. Cha mẹ mắng mỏ con cái như vậy cũng chỉ muốn con hiểu được sự khó khăn của việc kiếm tiền và học cách tiết kiệm. Nhưng cách làm này cũng sẽ khiến trẻ hiểu lầm nhà mình nghèo thật, mình không bằng bạn bè, không xứng với những điều tốt đẹp hơn.

Cha mẹ mù quáng than nghèo, thứ họ mang đến cho con cái không phải là bài học mà là sự mặc cảm đeo bám chúng suốt cuộc đời.

Có một người đàn ông thành đạt ở Trung Quốc, thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm, thuộc tầng lớp giàu sang đúng nghĩa. Thế nhưng, anh luôn tiếc tiền, không cho con học theo sở thích, không để gia đình mua sắm nhiều, hạn chế cho cả nhà du lịch…

Anh nói không phải mình thiếu tiền nhưng vì cảm giác sợ tiêu tiền. Được biết, trước đây khi còn nhỏ, điều mà cha mẹ nói với anh nhiều nhất là “Nhà mình nghèo quá, con phải biết tiết kiệm, nuôi con không dễ đâu”.

Có lần anh bị ốm và muốn uống nước ngọt, mẹ anh đã mua cho một mình anh và nói: "Nếu con uống nước ngọt này, nhà mình sẽ không có thịt và rau cho bữa trưa".

Nhiều thập kỷ đã trôi qua, hiện tại anh kiếm được rất nhiều tiền nhưng anh vẫn không thể thay đổi được suy nghĩ của mình về tiền, dù giàu có nhưng sống rất tằn tiện.

Con trai hỏi: “Chúng ta không ngồi khoang hạng nhất vì nghèo sao?” và bài học về tiền bạc của trẻ - 3

Tác giả Edgar Bledsoe cho biết: "Nếu một đứa trẻ coi mình là người nghèo ngay từ khi còn nhỏ, nó sẽ là người nghèo cả đời".

Những đứa trẻ lớn lên với quan niệm sai lệch về tiền bạc, dù sau này trở nên giàu có nhưng trái tim chúng vẫn thiếu thốn. Họ không dám theo đuổi một cuộc sống tốt đẹp hơn ngay cả khi tài chính dư dả.

Chính sự giáo dục sai lầm của cha mẹ đã hạn chế tầm nhìn của con mình.

Nhà giáo dục Merkel từng nói: "Giáo dục tiền bạc là một khóa học bắt buộc trong cuộc sống và là trọng tâm giáo dục của trẻ em, giống như tiền bạc là trọng tâm của một gia đình".

Việc trẻ thiếu ý thức về tiền cho thấy sự thiếu giáo dục về tiền bạc của cha mẹ.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giai đoạn trẻ bắt đầu hiểu về tiền bạc là từ 3 đến 6 tuổi và giai đoạn hình thành quan niệm là từ 6 đến 12 tuổi.

Trong giai đoạn mới chớm nở, cha mẹ nên nói chuyện một cách có ý thức về tiền bạc với con cái để trau dồi nhận thức về tài chính của chúng. Nhưng trong thực tế cuộc sống, nhiều bậc cha mẹ lại cho rằng, khi lớn lên con cái sẽ tự nhiên hiểu thế nào là tiền.

Tác gỉa cuốn sách "Cha giàu cha nghèo" nói: “Nếu bạn không dạy con về tiền bạc, thì sau này sẽ có người khác thay thế bạn, có thể là chủ nợ, có thể là kẻ trục lợi, có thể là cảnh sát, có thể là lừa đảo”.

”Con thích bà nội hay bà ngoại nhất”, câu trả lời của bé khiến cả nhà xấu hổ

Sự vô tư của đứa trẻ khiến cả nhà rơi vào một tình huống khó xử nhưng qua đó cha mẹ cũng nên xem lại cách dạy con của mình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo THÙY LINH (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN