Con lớn lên thành công cả trên con đường học hành và sự nghiệp nếu được rèn giũa kiểu tư duy này từ sớm

Sự kiện: Dạy con

Kỹ năng tư duy phản biện là nền tảng của giáo dục cũng như một kỹ năng sống quan trọng. Nếu không có khả năng về tư duy phản biện, trẻ sẽ gặp khó khăn trong học tập, đặc biệt là khi chúng lớn hơn.

Bác sĩ chuyên khoa thần kinh nổi tiếng nước Mỹ Sarah Rahal vừa có bài viết thú vị về vấn đề tư duy phản biện. Theo bác sĩ, trẻ em hàng ngày cập nhật liên tục lượng thông tin và hình ảnh mới mẻ, đa chiều. Vì thế, cho dù trẻ đang học ở trường, lên mạng hay nói chuyện với bạn bè, chúng cần biết cách đánh giá những gì chúng nghe và nhìn thấy để hình thành quan điểm và niềm tin của riêng mình.

Theo bác sĩ Sarah Rahal, kỹ năng tư duy phản biện là nền tảng của giáo dục cũng như một kỹ năng sống quan trọng. Nếu không có khả năng về tư duy phản biện, trẻ em sẽ gặp khó khăn trong học tập, đặc biệt là khi chúng lớn hơn.

Tư duy phản biện là một phần thiết yếu trong quá trình giải quyết vấn đề, ra quyết định và đặt mục tiêu. Ảnh minh hoạ

Tư duy phản biện là một phần thiết yếu trong quá trình giải quyết vấn đề, ra quyết định và đặt mục tiêu. Ảnh minh hoạ

Bác sĩ Sarah Rahal nói: "Trên thực tế, bất kể con bạn định làm gì trong ngày, chúng sẽ cần biết cách suy nghĩ chín chắn, giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định.

Là cha mẹ, điều quan trọng là bạn phải đảm bảo rằng con bạn có thể tự suy nghĩ và phát triển tư duy phản biện lành mạnh trước khi chúng trưởng thành và có cuộc sống độc lập.

Phát triển tư duy phản biện sẽ giúp trẻ thành công cả trên con đường học hành và nghề nghiệp cũng như có lợi cho các mối quan hệ trong tương lai của con bạn." 

Dưới đây là những gì bạn cần biết về cách dạy con bạn trở thành những người có tư duy phản biện.

Đặt nhiều câu hỏi trước khi đưa ra quyết định

Khi tìm mua một chiếc tivi hoặc thiết bị mới, cha mẹ nên đặt nhiều câu hỏi trước mặt con. Nếu đang chọn giữa hai chiếc tivi để thay cái cũ đã hỏng, hãy đặt câu hỏi về chất lượng, mức giá, kế hoạch thanh toán. Sau khi hỏi những câu hỏi và có vẻ hài lòng với những thông tin đã nhận được, bạn có thể đưa ra quyết định.

Làm vậy trước mặt con sẽ dạy trẻ cách tự thẩm tra thông tin được cung cấp và đưa đến quyết định dựa trên cân nhắc kỹ lưỡng.

Hỏi ý kiến trẻ

Nếu con bạn chọn đi một đôi giày hoặc chiếc áo phông này mà không phải cái khác, hãy hỏi chúng tại sao. Có phải vì thoải mái hơn không? Vì trẻ thích màu đó không?

Đặt câu hỏi này sẽ khuyến khích trẻ xem xét lý do đưa ra quyết định. Điều này không khiến con hoài nghi mà dạy chúng cách xử lý thông tin. Con cũng có ý thức về suy nghĩ của chính mình, biết cân nhắc để đưa ra quyết định có lợi.

Tạo cơ hội phát triển tư duy phản biện

Tìm ra nhiều phương thức hoạt động của sự vật, sự việc là cách hình thành tư duy phản biện. Giống như nhiều kỹ năng khác, trẻ sẽ dễ dàng tiếp nhận kỹ năng này thông qua vui chơi. Bằng cách tạo môi trường vừa học vừa chơi, bạn sẽ giúp trẻ nhìn nhận một vấn đề theo nhiều cách. Những kinh nghiệm thực tiễn này cung cấp nền tảng không thể thiếu cho việc phát triển tư duy phản biện sau này.

Bạn có thể cho con chơi xếp hình, nấu ăn, những đồ chơi có tài nguyên đa dạng để trẻ chọn lựa. Ví dụ, khi chơi xếp hình, trẻ buộc phải nghĩ, làm thế nào để xếp các khối thành hình hay có bao nhiêu cách để xếp hình chúng muốn. Thông qua việc chơi xếp hình, trẻ sẽ phải phân tích đa chiều và tự tay thực hiện những suy nghĩ của chúng, góp phần hình thành tư duy phản biện.

Nói chuyện với con về quảng cáo

Khi xem tivi, không ít trẻ dành hàng giờ để xem quảng cáo. Lúc này, cha mẹ hãy ngồi xem cùng con. Khi đoạn quảng cáo xuất hiện, hãy hỏi về những suy nghĩ của con.

Ví dụ, khi xem quảng cáo về một miếng bọt biển có thể làm sạch tất cả vết bẩn mà không tốn chút công sức, con bạn xem đó như phép màu.

Cha mẹ hãy nói cho con biết rằng, đây chỉ là cách phóng đại để thu hút sự chú ý, quan tâm của khách hàng, khó có giá trị như quảng cáo.

Những đứa trẻ thiếu kỹ năng tư duy phản biện sẽ đối mặt với nguy cơ mắc các vấn đề về hành vi cao hơn. Ảnh minh hoạ

Những đứa trẻ thiếu kỹ năng tư duy phản biện sẽ đối mặt với nguy cơ mắc các vấn đề về hành vi cao hơn. Ảnh minh hoạ

Nói chuyện với con về Internet

Hoài nghi không thực sự phát triển ở trẻ cho đến khi chúng đi học. Vì vậy, bài học thích hợp về thái độ hoài nghi dành cho trẻ nhỏ khác xa trẻ 12-13 tuổi nên cần được dạy về những thứ "người lớn" như Internet.

"Dù cha mẹ kiểm soát chặt chẽ, vẫn có những thứ không mong muốn trên Internet. Sẽ là vấn đề nếu đến lúc nào đó, trẻ xem những thứ trên đó là sự thật", tiến sĩ tâm lý học lâm sàng Shannon McHugh (Mỹ) cảnh báo.

Cho trẻ thời gian suy nghĩ

Khi yêu cầu trẻ thực hiện nhiệm vụ bất kỳ hoặc trả lời câu hỏi, đừng bắt chúng đưa ra đáp án ngay lập tức. Thay vào đó, hãy cho trẻ thời gian suy nghĩ. Thời gian suy nghĩ rất quan trọng vì trẻ cần nó để cân nhắc trước hàng loạt câu trả lời hoặc cách thức thực hiện nhiệm vụ. Chúng sẽ phải lựa chọn đáp án phù hợp nhất sau khi phân tích mọi mặt của các đáp án.

Khuyến khích tư duy cởi mở

Hãy dạy con bạn cách để nhìn mọi thứ với tinh thần cởi mở, dạy con cách gạt bỏ những đánh giá và giả định của riêng mình. Một số khái niệm bạn nên nói để khuyến khích tinh thần cởi mở bao gồm sự đa dạng, tính hòa nhập và sự công bằng.

Khuyến khích trẻ phát triển giả thuyết

Trong khi chơi hoặc trò chuyện, cha mẹ có thể dễ dàng giúp con hình thành các giả thuyết khác nhau trong đầu. Việc phát triển giả thuyết giúp con người có thể tiên lượng một vấn đề bằng nhiều cách, từ đó hình thành các hướng giải quyết. Vậy nên, khi vấn đề thực sự xảy ra, chúng ta sẽ không bị bối rối. Ví dụ, hãy hỏi trẻ: "Nếu chúng ta làm điều này, theo con điều gì sẽ xảy ra?" hoặc "Con hãy thử dự đoán những gì xảy ra tiếp theo?".

Khuyến khích trẻ suy nghĩ theo cách mới

Bằng cách khuyến khích trẻ suy nghĩ khác biệt, bạn sẽ giúp chúng trau dồi kỹ năng tư duy phản biện và khả năng sáng tạo. Hãy đặt những câu hỏi như "Chúng ta có thể thử những ý tưởng nào khác?" hoặc khuyến khích con bạn tạo ra các lựa chọn bằng cách nói "Con hãy nghĩ về tất cả giải pháp có thể".

Các nghiên cứu đã tìm ra mối quan hệ giữa việc cha mẹ không sạch sẽ, ngăn nắp và sự phát triển của trẻ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Vy ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN