Con lớn lên đánh mất nhiều cơ hội trong cuộc sống vì 5 hành vi 'tiết kiệm' hình thành từ nhỏ mà cha mẹ không để ý
Theo các chuyên gia, trẻ được cha mẹ dạy về sự tiết kiệm sai cách có thể gặp các vấn đề sau khi trưởng thành.
1. Tiết kiệm thái quá
Tiết kiệm thái quá sẽ có thể dẫn đến sự đánh đổi, hy sinh phẩm chất đạo đức và giá trị bản thân. Ví dụ, trẻ có được món đồ mới như cục tẩy, cây bút sẽ không dám dùng mà cất kín, sau đó mượn của bạn khác để sử dụng. Thậm chí, trẻ có thể lấy cắp của bạn khác.
Hành vi này, về lâu dài, khiến trẻ trở thành người thiển cận, chỉ ham lợi ích nhỏ, không biết quan tâm và chia sẻ với người khác. Khi trưởng thành, trẻ khó có được sự giúp đỡ của tập thể bởi chỉ biết nhờ vả mà không biết hỗ trợ trở lại. Trong môi trường xã hội, họ khó có được bạn tốt, đồng nghiệp tốt.
Dạy con học cách chi tiêu từ sớm tưởng chừng là việc không quan trọng nhưng lại quyết định rất lớn đến tính cách sau này của mỗi đứa trẻ. Ảnh minh họa
2. Chẳng bao giờ cho người khác cái gì
Khi trẻ đang ăn một cái gì đó nhưng người khác xin đều không cho, dù cha mẹ cũng không có ngoại lệ. Lúc này, nếu trẻ còn quá bé thì không có vấn đề gì, nhưng nếu trẻ trên 2 tuổi mà có hành vi như vậy rất đáng để cha mẹ lưu ý.
Một số cha mẹ tự an ủi bản thân rằng, trẻ ích kỷ như thế này còn hơn là ngu ngốc, rộng lượng để người khác lợi dụng. Điều này dễ dàng khiến đứa trẻ trở thành một người chỉ biết đến bản thân, sống ích kỷ.
Nếu nhận thấy con mình có những hành vi xấu này, cha mẹ không cần phải quá lo lắng, nghĩ rằng đó là vấn đề to tát khiến cho trẻ sợ hãi. Cha mẹ chỉ cần biết sửa sai thì không bao giờ là quá muộn, dù trẻ 1 tuổi, 10 tuổi hay 20 tuổi vẫn kịp.
Nếu cha mẹ không dạy trẻ tiết kiệm đúng cách, tằn tiện đến mức keo kiệt, đứa trẻ khi lớn lên có tính "tham nhỏ bỏ lớn", đánh mất nhiều cơ hội trong cuộc sống. Ảnh minh họa
3. Tiết kiệm quá mức, không hiểu được nhu cầu thực sự của bản thân
Tiết kiệm đúng cách là hành động không xa hoa, lãng phí mà vẫn đảm bảo nhu cầu của bản thân. Trong trường hợp tiết kiệm đến mức không còn lắng nghe nhu cầu bình thường của mình là sai lầm lớn. Điều này giới hạn tầm nhìn của trẻ, khiến trẻ quá chú trọng vào những thứ trước mắt mà không bao giờ nghĩ đến lợi ích lẫn mất mát lâu dài của bản thân.
4. Thích lấy đồ của người khác
Trong giai đoạn trẻ cần cha mẹ dạy dỗ nghiêm khắc về các quy tắc, nếu không được giáo dục đúng đắn, trẻ sẽ rất dễ coi thường.
Khi chơi với bạn bè, nếu bạn có đồ chơi mới, trẻ lập tức giành lấy cho bằng được. Trẻ không nhận ra thứ này vốn dĩ không thuộc về mình. Đôi khi những hành vi này không dễ bị phát hiện, chẳng hạn như cha mẹ phát hiện trong cặp con mình có một cây bút mới, họ nghĩ con lấy nhầm chứ không phải cố tình. Chính sự xoa dịu này của cha mẹ đã để lại hậu quả tai hại cho tương lai của con cái.
Đôi khi những hành vi tiết kiệm sai cách của con không dễ bị phát hiện. Ảnh minh họa
5. Đề cao giá trị đồng tiền
Đồng tiền rất quan trọng nhưng chỉ là vật chất, là phương tiện để sống, không phải là tất cả. Trong nhiều trường hợp, cha mẹ vì nghèo nên chặt chẽ với con từng đồng, cấm ngặt con những nhu cầu tối thiểu, khiến đứa trẻ sợ hãi sự khó nghèo, dần hình thành tâm lý tôn thờ tiền bạc. Khi trưởng thành, trẻ trọng vật chất, trở nên toan tính, thậm chí đánh đổi cả danh dự vì tiền.
Do đó, khi thấy trẻ keo kiệt thái quá, cha mẹ nên chỉ cho con thấy vấn đề một cách khách quan, toàn diện, không giới hạn trong lợi ích vụn vặt. Ví dụ, nếu trẻ giấu kẹo ăn một mình mà không cho bạn, nên chỉ ra cho bé thấy rằng điều đó có thể khiến con mất đi một người bạn tốt.
Nguồn: [Link nguồn]
Những phương pháp giáo dục không phù hợp có thể khiến trẻ phát triển không lành mạnh và hình thành tính cách nhút nhát, thiếu tự tin.