Con gái trầm cảm tới mức muốn tự tử: Hóa ra cha mẹ mắc lỗi này khi dạy con
Cha mẹ giỏi không bao giờ dựa vào sự xuất sắc của mình để ra lệnh con cái làm theo mọi thứ.
Gần đây, cư dân mạng Trung Quốc xôn xao câu chuyện có một nữ sinh tự tử bất thành. Sau đó, nữ sinh này mấy ngày liền không ăn uống, người đờ đẫn nên được người nhà vội vã đưa tới bệnh viện.
Kết quả là nữ sinh này được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm nặng, cần phải nhập việc điều trị và buộc phải tạm dừng việc học. Người mẹ bàng hoàng và sợ hãi: “Sao con gái tôi lại thành ra thế này?”.
Được biết, cô bé tuy điểm số không cao nhưng rất biết cách cư xử và lễ phép nên được mọi người xung quanh yêu mến.
Hôm cô bé có ý định tự tử, người mẹ đã có một trận cãi nhau với con mình. Người mẹ ôm mặt khóc kể lại rằng: “Hôm đó, con bé không giải được bài toán, tôi bảo là bài toán này học sinh tiểu học cũng làm được. Không ngờ quay lại thì thấy nó định nhảy lầu, may mà cản kịp”.
Thực ra đây cũng không phải là lần đầu cô bé bị mẹ mắng như vậy. Bình thường cô bé thường hay bị bạn bè nói “bố cậu có bằng giáo sư toán học, tại sao cậu học dốt toán thế”.
Trong cuộc sống hằng ngày, người mẹ cũng thường xuyên mắng con mình rằng “khi mẹ bằng tuổi con đã đọc được bao nhiêu cuốn sách rồi, tại sao con lại lười biếng như thế”, “người ta 7 tuổi đã biết nấu ăn, con 10 tuổi ngay cả trứng chiên cũng không biết làm”.
Mỗi khi đối mặt với những lời mắng mỏ của mẹ, cô bé đều im lặng. Quả thực, cha mẹ cô bé này đều là những người thành đạt. Người bố từng đi du học, hiện là giáo sư đại học, người mẹ là giám đốc điều hành của một công ty nước ngoài.
Trái ngược với sự thành công và giỏi giang của cha mẹ, đứa con gái lại có thành tích khá kém. Sau một thời gian chịu đựng áp lực từ mọi phía, cô bé nảy sinh ý định tự tử. Khi tìm hiểu sự việc, một số chuyên gia giáo dục nhận ra rằng, không phải là cha mẹ không đủ tốt mà vì họ quá xuất sắc.
Cha mẹ đang “giết chết” con mình bằng sự ưu tú của bản thân
Trên trang Zhihu (Trung Quốc) có đăng một chủ đề: “Nếu con cái có cha mẹ là một cao thủ học thuật, đó là một trải nghiệm như thế nào?”.
Câu trả lời của một cư dân mạng đặc biệt đau lòng: "Cha mẹ quá giỏi là một thảm họa".
Rồi người này chia sẻ câu chuyện của chính mình:
“Mẹ của tôi cái gì cũng xuất sắc nhưng lại là bóng đen của cuộc đời tôi. Năm đó tôi 9 tuổi, lần đầu tiên giúp mẹ lau sàn, vốn định đợi mẹ khen không ngờ mẹ lại quay người vào nhà không nói lời nào.
Sau đó, dù bất kể làm gì và cố gắng như thế nào, tôi dường như chưa bao giờ được mẹ công nhận. Dần dần, tôi cảm thấy mình tự ti hơn, yếu đuối và bảo gì nghe nấy.
Tôi không dám phát biểu ở trường, thể hiện bản thân ở công ty hay có chính kiến riêng trong tình yêu.
Người ta nói, cha mẹ là hình mẫu đầu tiên của con cái, nhưng nếu hình mẫu này cứ áp chế con cái bằng chính sự ưu tú của mình thì đó sẽ là tai họa cho con cái”.
Cha mẹ giỏi không đáng sợ, điều đáng sợ là cha mẹ luôn cho mình là “xuất sắc” và so sánh ưu điểm của mình với khuyết điểm của con cái, ép con phải làm tốt hơn.
Trong một cuộc cạnh tranh “không công bằng” như vậy, đứa trẻ sẽ luôn là kẻ thua cuộc và không bao giờ có thể ngẩng cao đầu.
Cha mẹ nuôi dạy để con trở thành “huy chương” của mình
Có một câu hỏi rằng: “Tại sao cha mẹ lại luôn hy vọng con cái mình sẽ thành công”.
Câu trả lời ở phần bình luận hoàn toàn giống nhau: "Vì cha mẹ muốn con cái sống tốt hơn mình".
Đây thực sự là lý do tại sao nhiều bậc cha mẹ luôn thúc giục con mình trở nên xuất sắc. Nhưng còn một nguyên nhân khác sâu xa hơn và không muốn thừa nhận, đó là cha mẹ sợ sự “không hoàn hảo” của con cái sẽ phá vỡ “sự hoàn hảo” của chính họ.
Một nhà tâm lý học đã từng chia sẻ câu chuyện rằng:
Một bà mẹ đến nhờ tư vấn, khi bắt đầu cuộc trò chuyện, bà kể ra rất nhiều khuyết điểm của con trai mình: Chậm ăn, mất tập trung trong lớp, tiếp thu chậm, kỹ năng diễn đạt kém...
Khi được hỏi “tại sao bà lại đòi hỏi nhiều ở con trai như vậy?”
Người mẹ trả lời mà không cần suy nghĩ: “Không phải vì tôi muốn nó có một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai, được nhận vào một trường đại học danh tiếng như tôi và tìm được một công việc tử tế sau này”.
Sau nhiều nghe lời khuyên từ các chuyên gia tư vấn, cuối cùng người mẹ đã nói ra sự thật: "Tôi không muốn mọi người nói rằng, những đứa con của tôi học hành rất tệ".
Hóa ra, điều mà cha mẹ thực sự quan tâm là thành tích kém của con trở thành sự thất bại của mình. Theo quan điểm của họ, cha mẹ xuất sắc mà không dạy dỗ con mình trở nên ưu tú thì đó là thất bại lớn nhất.
Vì vậy, nhiều bậc cha mẹ sẽ dùng biện pháp mạnh để bắt con mình khắc phục khuyết điểm và trở thành người ưu tú. Rốt cuộc, sự xuất sắc của đứa trẻ có thể thêm một “huy chương” khác cho sự xuất sắc của cha mẹ.
Rất nhiều cha mẹ chưa ý thức được mức độ nguy hiểm về việc trầm cảm ở tuổi thanh thiếu niên, để khi những chuyện đáng tiếc xảy ra thì đã quá muộn.
Nguồn: [Link nguồn]