Con gái 3 tuổi đi nhà trẻ về muốn tiểu tiện nhưng không dám, mẹ oà khóc khi thay đồ cho bé
Đứa trẻ nói muốn đi tiểu nhưng ôm chặt quần không chịu tiểu.
Đối với trẻ nhỏ có 3 điều khiến trẻ cảm thấy hạnh phúc nhất là có bố mẹ yêu thương, bạn bè tốt bụng và một người giáo viên quan tâm. Do đó có thể thấy trong quá trình trưởng thành của trẻ, người thầy người cô là 1 trong 3 nhóm người có ảnh hưởng rất lớn đối với các bé. Bố mẹ cũng vì thế mà luôn mong muốn gửi gắm con cho những người thầy người cô ở thật tâm huyết, yêu nghề yêu trẻ ở trường để con nhận được sự săn sóc tốt nhất.
Chị Lý (Trung Quốc) là một bà mẹ luôn trăn trở về vấn đề tìm trường mẫu giáo khi con đến tuổi lên 3. Sau nhiều hồi đắn đo, chị quyết định gửi con vào trường mẫu giáo hiện bé đang theo học vì tiêu chí duy nhất là gần nhà, tiện cho công việc của chị có thể đưa đón. Đứa trẻ cũng nhanh chóng hòa nhập ở môi trường mới nên chị vô cùng yên tâm.
Thế nhưng dạo gần đây chị luôn lo lắng vì con gái tỏ ra không thích đến trường nữa. Buổi sáng nào khi đi học đều khóc rất nhiều. Có lần khi đón con gái về nhà, chị cho bé uống nước nhưng bé lại từ chối và liên tục không muốn uống nước. Lúc đó chị chỉ nghĩ rằng con không khát.
Một lần khác khi con gái về nhà và nói rằng con muốn đi vệ sinh nhưng khi chị cho con vào nhà vệ sinh thì bé lại nắm chặt lấy quần và nói rằng con không muốn đi tiểu nữa. Nhìn hành động vừa sợ sệt vừa khúm núm của con gái, chị biết rằng bé buồn tiểu nhưng đang lo lắng điều gì đó. Chị Lý nhanh chóng trấn an con gái và nói rằng sẽ giúp con gái cởi quần. Thế nhưng khi vừa cởi chiếc quần của con gái ra chị đã phát hiện bên trong đùi của đứa trẻ có rất nhiều cát, thậm chí còn có 1 vết cọ xát màu đỏ ở mông.
Chị Lý vội vã đưa con quay trở lại trường học ngay để xin gặp giáo viên phụ trách và cả hiệu trưởng nhà trường, mong được nghe một lời giải thích thỏa đáng.
Về những hạt cát còn sót lại trong quần con gái chị Lý, cô giáo giải thích rằng rất có thể lúc bé chơi ở sân trường cùng các bạn đã bị cát rơi vào, chà xát nên đỏ ra. Tuy nhiên cô không hề biết điều đó nên không thể thay cho bé được. Lúc chị Lý yêu cầu giải thích về việc bé sợ uống nước và sợ đi tiểu, cô giáo câm nín không nói.
Cuối cùng, dưới áp lực của hiệu trưởng, cô giáo đành thú nhận việc con chị Lý ở lớp uống khá nhiều nước nên hay đi tiểu, có lần chạy vào nhà vệ sinh không kịp đã đi tiểu ngay tại lớp. Chính vì thế cô giáo hôm nay có hơi "dạy dỗ" bé một chút. Cô giáo nhanh chóng gửi lời xin lỗi tới mẹ con chị Lý và xin rút kinh nghiệm, hứa sẽ không tái phạm mong chị Lý không đâm đơn kiện.
Việc trẻ nhỏ đi tiểu nhiều ở trường mẫu giáo, thậm chí đi tiểu mất kiểm soát là điều dễ hiểu và cũng thường xuyên xảy ra. Chính vì thế với những người giáo viên, khi đã xác định đến với nghề giáo viên mầm non cũng cần có những kỹ năng kiềm chế cũng như kinh nghiệm ứng phó, dạy dỗ trẻ, nhắc nhở trẻ việc đi vệ sinh đúng nơi quy định hơn là dùng phương thức bạo hành, để lại nỗi đau về thể xác cũng như ác cảm tâm lý với trẻ khi đi vệ sinh.
Về phần các bậc phụ huynh cũng cần đồng hành với giáo viên trong việc rèn nề nếp cho con đi vệ sinh khi ở nhà để các con ý thức hơn. Bên cạnh đó cần sát sao khi con đi mẫu giáo về để kịp thời phát hiện ra những vấn đề con đang gặp phải ở trường.
Tựu chung lại, có 3 vấn đề mẹ cần lưu tâm khi gửi con đi học mẫu giáo:
Chọn trường mầm non uy tín
Hiện nay ở mỗi nơi đều có rất nhiều trường mầm non khác nhau, bao gồm cả trường công và trường tư. Chính vì thế cũng rất khó để tìm ra được một ngôi trường có chất lượng tốt để yên tâm gửi gắm con theo học. Một trường mầm non tốt không chỉ đòi hỏi môi trường học tập tốt, bữa ăn ngon, yếu tố an toàn cao mà còn cần đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao. Để xác định được trường mẫu giáo tốt cho con, bố mẹ có thể tham khảo từ những phụ huynh đã từng cho con em đi học trước đó.
Tích cực tương tác với giáo viên của con
Một số phụ huynh vì bận công việc mà lầm tưởng rằng chỉ cần cho con đủ tiền sinh hoạt, còn việc học hành là việc của giáo viên, đây là một suy nghĩ hết sức thiếu trách nhiệm.
Cả phụ huynh và giáo viên nên có mối quan hệ tốt, thường xuyên giao tiếp, trao đổi về các vấn đề của con. Bằng cách này, giáo viên có thể biết được tình trạng, tính cách... của trẻ còn phụ huynh hiểu được tình hình của con em mình ở lớp học để quan tâm tới bé khi về nhà.
Giao tiếp với con nhiều hơn
Như đã nói ở trên, không nên phó thác hoàn toàn chuyện chăm sóc và giáo dục con cái cho nhà trường. Các bậc cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện, lắng nghe con. Điều này không chỉ rèn luyện kỹ năng diễn đạt bằng lời nói của con, hiểu đầy đủ về kết quả học tập của con ở trường mà còn mang lại cho cha mẹ và con cái mối quan hệ gần gũi hơn.
Tóm lại, để con phát triển tốt nhất rất cần sự quan tâm, chăm sóc sát sao của bố mẹ. Đặc biệt lứa tuổi mầm non chưa có nhận thức trưởng thành, ý thức bảo vệ bản thân tốt nhất nên cha mẹ cần quan tâm nhiều. Hãy chú ý đến những thay đổi về thể chất cũng như tinh thần của con để phát hiện kịp thời nếu con bị bắt nạt, đối xử bất công.
Dù đáp án chính xác nhưng cô giáo vẫn không thể chấm điểm cho học sinh.
Nguồn: [Link nguồn]