Con đường đến trường gian nan nhất thế giới
Đây là một trong những con đường đến trường nguy hiểm và gian nan nhất thế giới. Con đường này nằm ở một ngôi làng thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Ở đây, trẻ em từ 6 tuổi trở lên muốn từ trường trở về nhà phải đi trên con đường mòn nhỏ xíu treo leo trên vách núi và phải leo lên một vách đá thẳng đứng cao 800 m trên những chiếc thang mỏng manh, ọp ẹp.
Để tham gia lớp học ở bên dưới núi, những học sinh này phải mang ba lô từ làng Atuler đi men qua một con đường mòn nhỏ xíu chỉ vừa một bàn chân men qua những vách đá trơn trượt, cao vút.
Phần nguy hiểm nhất là chúng phải treo lên một vách đá thẳng đứng cao 800 m bằng 17 chiếc thang nho nhỏ nối liền vào nhau, và hoàn toàn không hề có dây bảo hiểm.
Những bức ảnh làm rung động lòng người này được chụp bởi Chen Jie, một nhiếp ảnh gia từng đoạt giải thưởng của tờ Tin tức Bắc Kinh. Chen đã sử dụng tài khoản WeChat của mình để mô tả khoảnh khắc lần đầu tiên anh chứng kiến những học sinh của ngôi làng này leo trên vách đá trên đường từ trường trở về nhà. “Không thể tưởng tượng nổi, tôi đã bị sốc bởi cảnh tượng trước mặt mình” Chen viết và cho biết anh hy vọng những bức ảnh của mình có thể giúp thay đổi được phần nào đó cho các em.
Sau khi dành 3 ngày để thăm ngôi làng nghèo khó này, Chen cho biết chuyến đi đầy nguy hiểm này hoàn toàn không dành cho người yếu tim. "Nó là rất nguy hiểm. Bạn phải cẩn thận 100 %. Nếu bạn gặp bất kỳ sơ suất nào dù nhỏ, bạn sẽ rơi thẳng xuống vực thẳm”, Chen chia sẻ.
Đi cùng Chen là Zhang Li, một phóng viên từ đài truyền hình CCTV của Trung Quốc, người đã bật khóc khi cô cố gắng leo đến làng Atuler. Cô cho biết, cô đã rất sợ hãi và phải rất cố gắng mới dám leo lên ngôi làng nằm tít trên đỉnh núi.
Api Jiti, người đứng đầu ngôi làng Atuler gồm 72 gia đình chuyên về nông nghiệp chia sẻ với tờ Tin tức Bắc Kinh rằng không có đủ chỗ để xây trường học cho trẻ em địa phương trên đỉnh núi nên trẻ em muốn đi học bắt buộc phải xuống trường ở dưới chân núi. Ông cũng cho biết đã có 8 người dân làng bị chết do sơ ý khi đang leo núi và nhiều người khác bị thương. Ông cũng đã từng suýt ngã từ trên núi xuống.
Chuyến đi đến trường gian nan, nguy hiểm và mệt mỏi đến nỗi những đứa trẻ buộc phải ở lại trường, và chỉ trở về nhà trên đỉnh núi để gặp gia đình 2 lần một tháng.
Chen Jigu chia sẻ với các phóng viên rằng những chiếc thang gỗ được sử dụng để di chuyển lên xuống núi, cũng giống như ngôi làng đã có hàng trăm năm tuổi. Ông cũng cho biết “thỉnh thoảng, nếu thấy chiếc thang nào quá mục nát chúng tôi sẽ thay bằng một cái mới”.
Lịch sử truyền miệng của làng Atuler cho biết tổ tiên đã chọn vị trí biệt lập và nguy hiểm này để tránh chiến tranh. Trước đây từng có một dịch vụ vận chuyển cáp đưa trẻ em xuống trường dưới chân núi, nhưng dân làng không thể chi trả hóa đơn tiền điện và cáp sau đó đã bị tháo dỡ.
Nhiếp ảnh gia Chen cho biết cần có những hành động để giúp đỡ dân làng. Họ có thu nhập rất hạn chế vì vậy rất nghèo. Về cơ bản họ ăn bất cứ thứ gì tự trồng được…
Không thể tin được là có những giáo viên đã nghĩ ra cách trừng phạt học sinh của mình quá tàn ác như vậy.