Con càng lớn càng khó dạy, tương lai xám xịt vì những thói quen thường ngày này của cha mẹ
Con cái chính là bản sao của cha mẹ, mọi lời nói, việc làm của cha mẹ đều được trẻ bắt chước theo trong âm thầm.
Có một câu chuyện kể rằng, một người mẹ phát hiện con trai mình gần đây luôn bỏ cuộc giữa chừng khi làm mọi việc và ném khối Rubik đi chỉ sai vài phút chơi.
Cô cảm thấy hơi lạ nên hỏi đứa con chuyện gì đang xảy ra.
Cậu bé nói: "Con học từ mẹ!"
Cô nghe xong không khỏi sững người.
Lúc này cô mới nhớ tới, gần đây khi viết bản thảo, cô luôn sốt ruột vò nát bản thảo, ném vào thùng rác, sau đó lại quay đi làm việc khác. Cô ngờ rằng, những thói hư tật xấu của mình lại ảnh hưởng đến con cái đến vậy.
Nếu bạn muốn nuôi dạy một đứa con ngoan và hạnh phúc, đừng biến ngôi nhà của mình thành bãi rác.
Ảnh minh hoạ.
Trẻ sống trong một môi trường lộn xộn
Có một chuyên gia giáo dục nói rằng: “Để biết một đứa trẻ đang học như thế nào, chỉ cần đến và xem nơi cậu bé sống ra sao”.
Một người mẹ luôn phàn nàn con trai mình không tập trung làm bài, đặc biệt rất hay nói chậm. Cô bị thuyết phục đó là do bản tính của đứa trẻ, lớn lên sẽ không sao cả.
Mọi người không biết nguyên nhân thực sự cho tới một lần khi giáo viên tới nhà gặp phụ huynh. Khi giáo viên bước vào phòng khách, khắp nơi đều là rác, cảm giác căn phòng chưa bao giờ được dọn dẹp.
Phòng học của cậu bé được tận dụng làm nơi chưa đồ, mọi thứ ngổn ngang, lộn xộn. Cậu bé đang làm bài tập về nhà nhưng hay nhìn xung quanh hoặc nghịch cục tẩy, không thể tập trung được chút nào.
Sự chú ý của trẻ em bị hạn chế và chúng dễ dàng bị thu hút bởi những thứ bên ngoài. Trong một môi trường hỗn loạn như vậy, làm thế nào trẻ em có thể tập trung nghiêm túc?
Tiến sĩ tâm lý học Esslin Terrighena từng nói: "Sự hỗn loạn có thể khiến mọi người cảm thấy thất vọng và choáng ngợp, điều này làm tăng sự thất vọng, giảm sự tập trung".
Sống trong một môi trường lộn xộn trong một thời gian dài sẽ làm giảm đi từng chút sự tập trung của trẻ. Một môi trường sạch sẽ, có tổ chức sẽ mang lại cho trẻ cảm giác thoải mái và giúp trẻ tập trung tốt hơn.
Chỉ bằng cách tạo ra một môi trường gia đình sạch sẽ, ngăn nắp, cha mẹ mới có thể tạo điều kiện tốt nhất cho con cái học tập và trưởng thành.
Cha mẹ thường xuyên trút cảm xúc tiêu cực lên con cái
Trên mạng từng có một người hỏi rằng: “Kiểu cha mẹ đáng sợ nhất mà bạn từng gặp là gì?".
Câu trả lời được nhiều người đồng tình nhất là: “Đó là kiểu cha mẹ thường xuyên truyền năng lượng tiêu cực cho con mà con không hề hay biết”.
Một cô gái tuổi teen phàn nàn về mẹ mình.
Cô nói: "Mẹ tôi có khuôn mặt giận dữ, từ hạnh phúc chưa bao giờ có thể thốt ra khỏi miệng bà".
Mẹ cô gái ngày nào cũng than vãn từ sáng đến tối, từ con cái đến bạn bè, từ con cá trong siêu thị, đến con chó bên vệ đường... Dường như cả thế giới đang chống lại bà.
Bố đi công tác thường xuyên vắng nhà, suốt tuổi thơ dài đằng đẵng, cô gái phải chịu gánh nặng trở thành “bãi rác” để mẹ trút cảm xúc tiêu cực lên mình. Dần dần cô cũng bị ảnh hưởng bởi năng lượng tiêu cực của mẹ, bi quan và nhạy cảm, luôn kìm nén cảm xúc.
Có một câu ngạn ngữ Tây Ban Nha: "Nếu bạn khóc nhiều, bạn không thể nhìn thấy các vì sao”.
Bạn biết đấy, tổ ấm đồng nghĩa với sự ấm áp và hạnh phúc. Dù khó khăn đến đâu, chúng ta cũng đừng để ngôi nhà của mình trở thành bãi chứa cảm xúc tiêu cực, đừng để con cái phải gánh chịu điều này từ cha mẹ.
Cha mẹ sống vô kỷ luật, con cái khó có ý thức
Có 2 bà mẹ hàng xóm cũng là nội trợ nhưng cách họ dạy con rất khác nhau.
Một người mẹ rất thích chơi đánh bài, cô chơi từ ban ngày đến tận đêm khuya, ngày nào trong nhà cũng ồn ào khói thuốc lá.
Con cô mới vào cấp 2, buổi tối cậu thường la cà quán net, không làm bài, bố mẹ không quan tâm, điểm số thì rất thấp. Thỉnh thoảng, khi cô giáo gọi điện báo cáo tình hình, cô lại la mắng con mình lười học.
Người mẹ kia ly hôn từ rất sớm và một mình nuôi con gái rất khó khăn. Ngày thường khi tan sở về nhà, cô không bao giờ ra ngoài giải trí, hay dài dài lướt điện thoại.
Cô thường đọc sách cùng con gái hoặc trò chuyện với con về những điều thú vị ở trường. Con gái cô rất tự giác trong học tập, không bao giờ cần mẹ phải thúc giục, luôn đứng top 10 ở lớp.
Một lần, vài bà mẹ cùng nhau trò chuyện sau bữa tối. Người mẹ thích chơi đánh bài ghen tị nói với người mẹ thứ 2: "Con cô thật lạc quan, học giỏi, tương lai rất có triển vọng, nhìn con tôi xem, nó học dốt lắm".
Trên thực tế, nếu cha mẹ thích chơi đánh bài, xem phim, nghiện điện thoại thì con cái cũng sẽ tập trung vào những trò giải trí này, khó hình thành thói quen học tập có ý thức tốt;
Vì vậy, khi con không thích học mà chỉ thích vui chơi, ham chơi, cha mẹ hãy nhìn lại bản thân mình trước.
Thói quen, ý thức của cha mẹ quyết định tương lai con cái
Có một người nói rằng: “Nếu bạn nuôi một đứa trẻ trong bãi rác, bạn không có quyền trách chúng không trở thành nhân tài”.
Có một bà mẹ làm công việc quét dọn với trình độ học vấn thấp, cô lo lắng rằng mình sẽ không thể dạy dỗ con mình tốt nên đã dành dụm hết tiền để mua sách.
Trong nhà cô có một giá sách lớn chất đầy sách.
Cô phải làm 3 việc mỗi ngày khi về nhà, dọn dẹp phòng, chuẩn bị bữa ăn cho bọn trẻ, sau đó quay trở lại phòng của mình để đọc và viết.
Cô không có khả năng giảng bài cho con, không có tiền cho con đi học thêm. Thế nhưng, các con cô rất chăm chỉ, tự giác trong học tập và cuối cùng đã đỗ vào những trường đại học danh tiếng.
Giáo viên tốt nhất là cha mẹ, trường học tốt nhất là gia đình và phòng học tốt nhất là nơi gọn gàng, sạch sẽ. Môi trường gia đình không chỉ ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt của trẻ mà tác động tới tương lai sau 20 năm. Một bầu không khí gia đình ngăn nắp, thoải mái và học thức là “liều thuốc tốt” để nuôi dạy con cái.
Nguồn: [Link nguồn]
Tư duy rất quan trọng đối với một đứa trẻ rất quan trọng vì có thể định hình tính cách của chúng sau này.