Có nên bỏ "Chí Phèo" ra khỏi chương trình sách giáo khoa?
Ở góc độ văn chương, văn hóa, nhân vật Chí Phèo không phải là ác mà chỉ vì xã hội phong kiến đã đẩy con người ta vào con đường bần cùng hóa.
Vừa qua, anh Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh tiến sĩ Trường ĐH Newcastle (Australia) cho rằng, nên loại bỏ tác phẩm Chí Phèo ra khỏi chương trình sách giáo khoa THPT.
“Ở khía cạnh văn học, tác phẩm có thể được đánh giá là thành công về phong cách viết. Tuy nhiên, đứng trên góc độ giáo dục, theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng cần cân nhắc kỹ lại. Liệu có nên vẫn tiếp tục giữ trong chương trình phổ thông hay không, khi mà bản thân tác phẩm "Chí Phèo" không có ý nghĩa nhiều về mặt giáo dục, mà ngược lại, có thể có những tác động xấu về mặt nhận thức của học sinh?”, anh Nguyễn Song Hà cho hay.
Sau khi ý kiến của nghiên cứu sinh này đưa ra đã tạo nên một làn dư luận tranh cãi gay gắt về việc có hay không nên bỏ tác phẩm Chí Phèo khỏi chương trình SGK lớp 11.
Có nên bỏ Chí Phèo ra khỏi chương trình sách giáo khoa?
Ở góc độ văn chương, đề xuất này không có lý
Liên quan đến đề xuất này, đổi với PV, PGS.TS.Mai Xuân Huy, Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam cho biết, nghiên cứu sinh Nguyễn Song Hà đưa ra đề xuất này dựa trên góc nhìn hiện đại và đồng đại.
PGS.Mai Xuân Huy phân tích, đề xuất bỏ tác phẩm Chí Phèo ra khỏi chương trình THPT dưới góc nhìn văn chương thì không hề có lý. Tác giả xây dựng nhân vật điển hình trong xã hội. Nhân vật này bị lưu manh hóa và đi vào bước đường cùng.
“Ở góc độ văn chương, văn hóa, nhân vật Chí Phèo không phải là ác mà chỉ vì xã hội phong kiến đã đẩy con người ta vào con đường bần cùng hóa. Dường như, khi đó con người ta không có cơ chế quản lý giáo dục nên nhân vật trở nên bi kịch. Chí Phèo là hình ảnh đại diện cho một lớp người bị bần cùng hóa dẫn đến lưu manh hóa. Bi kịch của Chí Phèo là không ai cho anh ta làm người. Vậy thì anh ta phải chết”, PGS.Mai Xuân Huy nói.
Tuy nhiên, ở góc độ pháp luật, hình sự, theo PGS.TS. Mai Xuân Huy, đề xuất này lại có lý. Bởi lẽ nhân vật giết người, hiếp dâm, từ đó sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của học trò, sẽ khuyến khích học sinh làm như vậy.
“Nếu chỉ nhìn đơn thuần là hiện tượng Chí Phèo giết người và hiếp dâm thì đề xuất này có lý. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống pháp luật và tuyên truyền giáo dục tốt hơn hẳn xưa nên không có chuyện học tác phẩm này, học sinh sẽ làm theo nhân vật”, PGS.TS. Mai Xuân Huy khẳng định.
Giáo viên phải biết định hướng
Trong khi đó, TS. Văn học Phạm Hữu Cường cho rằng, không nên bỏ tác phẩm này ra khỏi chương trình SGK. Quan trọng là người giáo viên cần giảng giải, định hướng thế nào để các học sinh hiểu tác phẩm đúng với hoàn cảnh ra đời và lịch sử của nó. Tác phẩm này vẫn mang những giá trị hiện thực và nhân đạo rất sâu sắc.
Trước ý kiến của người đề xuất bỏ Chí Phèo ra khỏi chương trình vì chi tiết Chí cưỡng bức Thị Nở ở vườn chuối là phạm luật là cách hiểu 'dung tục hóa', TS.Cường cho biết, Chí Phèo cũng là một con người rất đáng trân trọng, dù bị lưu manh hóa nhưng sau khi gặp Thị Nở, Chí đã thức tỉnh về mặt lương tri. Sau đó, Chí đã khát khao muốn quay trở về làm người lương thiện.
“Anh ấy đang mang quan điểm hiện đại để áp đặt cho tác phẩm ra đời trong quá khứ. Nó thiếu hợp lý. Hay nói cách khác, chúng ta đang chụp mũ và quy chiếu cho nhân vật chứ không theo đúng tư tưởng của tác giả.", TS Cường cho hay.
TS.Phạm Hữu Cường phân tích, trong tác phẩm, cả làng Vũ Đại không ai làm bạn với Chí, ngay cả Thị Nở - một người đàn bà vừa nghèo, xấu xí lại đần độn. Điều này đã khiến Chí không có động lực để hoàn lương.
Tác giả Nam Cao đã rất trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của Chí phèo sau khi nhận được sự đồng cảm của Thị Nở nên Chí Phèo khát khao trở thành người lương thiện. Nhất là, sau cơn say, Chí được ăn bát cháo hành của Thị Nở, sự tử tế và hoàn lương trong Chí.
Nghi ngờ có sự lãng phí trong việc lùi thời gian thực hiện áp dụng chương trình đổi mới sách giáo khoa, đại biểu QH Nguyễn...