Cô giáo lấy nửa tháng lương mua giày cho học trò mình, 20 năm sau được trả ơn bằng 1 căn nhà

Sự kiện: Giáo dục

Nhận thấy sự hiếu học của cậu học trò, nhưng vì hoàn cảnh nghèo khó có thể có nguy cơ thất học, bà Trương tìm mọi cách giúp đỡ để rồi nhiều năm sau đó nhận được một món quà bất ngờ.

Nhà giáo là một nghề rất cao quý, họ đào tạo ra một thế hệ để cống hiến cho sự phát triển của đất nước. Họ truyền đạt kiến thức, luôn hy sinh bản thân để cho học trò có thể thành đạt sau này. Trương Tú Vinh là một giáo viên như vậy, bà đã mua cho học trò của mình một đôi giày giá 20 tệ (72.000 VND), sau đó, người này đã tặng cho bà một căn nhà trị giá 100.000 tệ (360 triệu đồng) để trả ơn.

Cô giáo lấy nửa tháng lương mua giày cho học trò mình, 20 năm sau được trả ơn bằng 1 căn nhà - 1

Tháng 9 năm 1978, Trương Tú Vinh vừa tốt nghiệp đã đến trường tiểu học số 1 huyện Ngô Xuyên, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc để dạy học. Tuy chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, nhưng bà Trương vẫn luôn ý thức được sứ mệnh của mình với nghề giáo viên này. Cũng chính tại đây, bà đã gặp cậu học trò tên Trần Chí Đức. Có thể nói rằng, Trần Chí Đức (Tiểu Trần) là một học trò thành đạt đầu tiên trong sự nghiệp giảng dạy của bà Trương.

Mặc dù điểm của Tiểu Trần không phải cao nhất lớp, nhưng chắc chắn là người chăm chỉ nhất trong lớp. Trong mắt của bà Trương, Tiểu Trần là một người khao khát tri thức, điều đó thực sự khiến bà rất cảm động, thầm nguyện trong lòng đứa trẻ này nhất định phải bồi dưỡng để trở thành nhân tài xuất chúng, có ích cho đất nước. Từ đó, bà Trương cũng tự thôi thúc bản thân trở thành một giáo viên giỏi.

Cô giáo lấy nửa tháng lương mua giày cho học trò mình, 20 năm sau được trả ơn bằng 1 căn nhà - 2

Bà Trương gần như coi trường học là ngôi nhà của mình, ngoài việc lên lớp vào ban ngày, buổi tối bà tranh thủ dạy thêm, ôn lại kiến thức mà học trò chưa hiểu. Bà vừa là giáo viên dạy toán, vừa là giáo viên chủ nhiệm, công việc rất nhiều, có những ngày mệt rã rời nhưng bà vẫn cố gắng kèm cho học trò vào buổi tối. Bà cảm thấy cuộc sống của mình rất đầy đủ và hạnh phúc mỗi ngày. Bà nghĩ rằng, mỗi ngày trôi qua đều có giá trị.

Dù vất vả hơn những giáo viên khác nhưng bà Trương không yêu cầu học sinh đóng học phí. Mọi thứ đều tự nguyện từ tận đáy lòng, bà chỉ mong học trò của mình có thể hiểu hết được những kiến thức được dạy. Trong số đó, Tiểu Trần được bà quan tâm nhiều nhất. Dù là trong lớp hay bên ngoài, Tiểu Trần luôn tỏ ra mình là người hiếu học, thường xuyên hỏi những chỗ không hiểu, điều này khiến bà Trương rất ẩn tượng và cảm thấy mọi nỗ lực của mình đều không vô ích.

Vào một ngày, bà Trương phát hiện học trò cưng của mình là Tiểu Trần không đến lớp. Bà không hiểu tại sao một người thích học như Tiểu Trần lại có thể nghỉ nhiều buổi đến vậy. Vì thế, bà quyết định đến nhà của Tiểu Trần để tìm hiểu nguyên nhân. Bà Trương và một vài học trò khác tìm đến nhà của Tiểu Trần, họ nhận ra nhà của cậu rất nghèo, có lẽ lúc này bà đã hiểu tại sao cậu học trò này lại không đến lớp.

Nhìn thấy hoàn cảnh của gia đình Tiểu Trần, bà không nỡ để cậu phải thất học vì hoàn cảnh nên đã thuyết phục cha của Tiểu Trần bằng mọi cách không để cậu bé này nghỉ học. Sau khi nghe lời của bà Trương, cha của Tiểu Trần đồng ý cho cậu quay trở lại trường học.

Cô giáo lấy nửa tháng lương mua giày cho học trò mình, 20 năm sau được trả ơn bằng 1 căn nhà - 3

Được quay trở lại trường, Tiểu Trần rất trân trọng cơ hội này, nhưng hoàn cảnh quá khó khăn, mẹ của cậu không may mất khi cậu học đang học cấp 3. Đây là một cú sốc rất lớn, nhưng nó cũng khiến cho Tiểu Trần quyết tâm học tốt hơn.

Những người lớn lên trong nghịch cảnh sẽ có động lực để rèn luyện ý chí và thay đổi vận mệnh của chính mình. Cuối cùng, điểm thi của Tiểu Trần tăng đáng kể, đứng thứ 2 huyện Ngô Xuyên, sau đó được nhận vào Học viện Địa chất Trường Xuân. Để đạt được thành tích như hiện tại, chỉ có Tiểu Trần biết được, chính bà Trương là người luôn đứng sau ủng hộ, giúp đỡ cậu trong học tập lẫn cuộc sống.

Bà Trương tiếp tục quan tâm tới Tiểu Trần đến khi cậu lên đại học. Một biến cố lớn nữa lại ập tới khi cậu học năm nhất, người cha qua đời. Từ đó, cuộc sống của Tiểu Trần càng khó khăn hơn. Để giúp Tiểu Trần có chút ấm áp hơn vào mùa đông, bà Trương đã lấy 20 tệ từ tiền lương của mình gửi cho cậu mua giày bông. Vào những năm 1980, lương hằng tháng của bà Trương chỉ có 37 tệ, vì vậy số tiền kia là không hề nhỏ. Tiểu Trần cảm động trước tấm lòng của bà Trương.

Mãi sau này, khi bà Trương đã 60 tuổi, Tiểu Trần đã mua một căn nhà nhỏ trị giá 100.000 tệ tặng cho bà Trương, để trả ơn những công lao mà bà chăm sóc mình trong suốt những năm qua. Tiểu Trần cũng nói rằng, mình sẽ là người chu cấp tiền hằng tháng để bà Trương có thể sống thoải mái trong tuổi già. Câu chuyện này đã khiến rất nhiều người cảm động.

Nữ sinh trung học viết gì trong bài luận về ước mơ mà cô giáo bảo “không thể chấp nhận“?

Một nữ sinh trung học làm bài luận nói về ước mơ của mình rất cẩn thận, nhưng cô giáo lại cho rằng bài đó là “không...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN