Cô giáo “không nói trên lớp 1 học kỳ”: Lãnh đạo nhà trường cũng có lỗi?

Sự kiện: Giáo dục

Việc cô giáo lên lớp không giảng bài cho học sinh kéo dài gần 4 tháng cũng có một phần lỗi của lãnh đạo nhà trường, TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội nhận định.

Mới đây, trong buổi đối thoại với lãnh đạo ngành giáo dục TP. HCM, nữ sinh Phan Song Toàn (học sinh Trưởng THPT Long Thới, Nhà Bè) đã rơi nước mắt khi nói về cô giáo dạy Toán không giảng bài chỉ viết toàn bộ bài giảng lên bảng.

Theo tìm hiểu bước đầu của Sở GD-ĐT TP.HCM và ban giám hiệu Trường THPT Long Thới, người mà em Toàn phản ánh là cô Trần Thị Minh Châu. Qua tìm hiểu, cô Châu hoàn toàn không giảng bài tại lớp 11A1 đúng như học sinh phản ánh lên Sở.

Cô giáo Trần Thị Minh Châu thừa nhận từ cuối học kỳ 1 năm học này (bắt đầu từ tháng 11/2017), khi lên lớp 11A1, cô hoàn toàn không giảng bài gì cho học sinh. Lên lớp, cô viết toàn bộ bài giảng lên bảng, rồi yêu cầu các em làm bài tập. Tình trạng này chỉ diễn ra ở lớp 11A1, 3 lớp còn lại mà cô Châu dạy vẫn giảng bài bình thường.

Theo lý giải của cô Châu là do có một học sinh cũ ở lớp này nói với bạn bè là sẽ ghi âm lại những bài giảng khi cô lên lớp, có gì mang ra "uýnh" cô. Ngay sau khi nắm bắt thông tin sự việc, ban giám hiệu Trường THPT Long Thới đã có trao đổi lại với cô Châu. Đồng thời, cô Châu hứa sẽ thay đổi, sẽ cởi mở, thân thiện hơn với học trò đồng thời trong giờ học sẽ có sự tương tác với học sinh.

Cô giáo “không nói trên lớp 1 học kỳ”: Lãnh đạo nhà trường cũng có lỗi? - 1

Nữ sinh Phan Song Toàn (học sinh Trưởng THPT Long Thới, Nhà Bè) đã rơi nước mắt khi nói về cô giáo dạy Toán không giảng bài chỉ viết toàn bộ bài giảng lên bảng. Ảnh: Minh Nhật

Theo Dân trí đưa tin, trước khi về dạy tại Trường THPT Long Thới vào năm 2012, cô Châu dạy tại Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ.

Trước đây, phụ huynh của trường đã từng phản ánh việc cô Châu dùng những lời lẽ hết sức phản cảm trong giáo dục. Học sinh ở Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ mà cô Châu phụ trách khi đó từng phản ánh, trong giờ giảng, khi có tiếng ồn, cô quay xuống hỏi: "Ai sủa trong lớp?" rồi chất vấn lớp trưởng : "Ai là người thường hay sủa trong lớp?".

Vào đầu năm 2012, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM Lê Hồng Sơn lúc đó đã ký quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với cô với lý do có ảnh hưởng tới môi trường sư phạm. Sau đó, Sở GD&ĐT đồng ý cho cô chuyển về Trường THPT Long Thới theo nguyện vọng.

Nêu quan điểm của mình về tình trạng giáo viên lên lớp không giảng bài, TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, trong trường hợp này giáo viên cực kỳ kém cỏi vì không báo cáo lại với ban giám hiệu nhà trường để cùng tìm ra cách khắc phục. Theo ông, nếu giáo viên không giải quyết được thì phải báo lãnh đạo để tìm ra cách khắc phục tốt cho cả 2 bên.

“Dù là giáo viên có chuyên môn nhưng việc cô hành xử như vậy trong lớp học là sai hoàn toàn. Theo thông tin báo chí đưa, cô giáo lên lớp không giảng bài, im lặng trong thời gian gần 4 tháng, việc này diễn ra quá lâu, tôi không hiểu nổi tại sao lại như thế? Trong trường hợp này, hiệu trưởng phải giải quyết.

Nếu thái độ của học sinh là vô lí, không hợp tác với thầy cô thì cô giáo phải biết báo cáo hiệu trưởng để tìm cách khắc phục. Để tình trạng này diễn ra gần 4 tháng mà lãnh đạo không nắm được thì họ cũng có lỗi”, ông Lâm cho hay.

TS Lâm cũng cho biết thêm: “Chuyện này không khó để khắc phục, nếu cô giáo đó không dạy được thì phải chuyển qua một giáo viên khác. Nhà trường đâu chỉ có một giáo viên dạy Toán. Tôi nghĩ, trường nào cũng sẽ có chuyện giáo viên, học sinh không hợp nhau, vấn đề là người quản lí xử lí, khắc phục như thế nào thôi”.

Đối thoại với Sở GD&ĐT TP.HCM, học sinh bật khóc vì ấm ức

Em Hoàng Hạnh Nhi, học sinh lớp 11 Chuyên Anh, Trường THPT Trần Đại Nghĩa cho biết, em buồn vì mối quan hệ ngày càng xa cách...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Thi (Gia Đình & Xã Hội)
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN