Cô gái uất ức rời nhà vì mẹ bắt giao tiền tiết kiệm để mua nhà cho anh trai: Cha mẹ đối xử không công bằng giữa các con sẽ để lại hậu quả gì?

Sự kiện: Giáo dục

Việc ứng xử công bằng giữa các con không chỉ tác động đến con trẻ lúc còn nhỏ mà ngay cả khi lớn chúng cũng cần được cha mẹ đối xử công bằng với nhau.

Mới đây, một cô gái không được tiết lộ danh tính, đến từ tỉnh Liêu Ninh (đông bắc Trung Quốc) đã rời khỏi nhà sau khi cha mẹ cố ép cô đưa hết tiền tiết kiệm để mua nhà cho anh trai, theo SCMP.

Vì bức xúc, cô gái đã chia sẻ lên mạng xã hội clip mình và mẹ mâu thuẫn, dẫn đến màn cãi cọ kịch liệt ở nhà bố mẹ đẻ. Trong clip, cô gái tỏ thái độ phản đối khi phụ huynh yêu cầu cô giao sổ tiết kiệm cho anh trai mình.

Cô cho rằng điều đó là không công bằng, nhưng người mẹ nói rằng tiền của con gái thuộc về gia đình.

Cô cho rằng điều đó là không công bằng, nhưng người mẹ nói rằng tiền của con gái thuộc về gia đình.

"Con có thể đóng góp chút gì đó, nhưng con sẽ không đưa hết số tiền con có cho anh. Sau này, con còn phải mua nhà cho mình", cô gái phản bác lại. "Trước hết, con phải giúp mua căn hộ cho anh trai mình đã", người mẹ trả lời.

Theo cô gái, người anh trai nói rằng anh không cần sự hỗ trợ tài chính từ em gái, do đó cô này đã chất vấn thêm người mẹ về lý do ép phải giao tiền tiết kiệm. Cô gái càng tỏ ra tức giận hơn khi người mẹ nói rằng anh trai lớn tuổi hơn nên cần mua nhà trước.

Ngoài ra, người mẹ kiên quyết dựa vào quan điểm truyền thống rằng phụ nữ sớm muộn cũng sẽ kết hôn và người chồng tương lai của họ sẽ phải trả sính lễ và những chi phí liên quan đến nhà cửa.

"Quan điểm của mẹ tôi là nếu là phụ nữ, bạn sẽ phải kết hôn. Do đó, bạn không cần mua nhà bây giờ. Nhưng đây là tiền của tôi. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, tôi cũng không thể đồng tình với chuyện này", cô gái nói.

Sau cuộc tranh cãi với người mẹ, cô gái đã quyết định rời khỏi nhà nên gói ghém toàn bộ đồ đạc cá nhân mang đi. Cô này sau đó tới sống trong một căn hộ đi thuê.

Cha mẹ thiên vị, con cái tổn thương thế nào?

Theo những nghiên cứu cụ thể cho thấy, dù có thể hiện ra hay không thì bất kỳ cặp bố mẹ nào cũng có xu hướng dành tình thương, sự quan tâm cho một đứa con nhiều hơn so với những đứa còn lại. Tuy nhiên, họ dường như không nhận ra rằng trẻ con có thể bị tổn thương rất nhiều từ việc thiên vị này.

Các nhà khoa học đã nhận ra tầm ảnh hưởng của việc thiên vị đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Theo đó, những đứa trẻ biết rằng mình không nhận được nhiều tình thương và sự quan tâm bằng anh chị em có xu hướng sử dụng rượu, thuốc lá và chất kích thích trong độ tuổi thiếu niên nhiều hơn những đứa trẻ khác.

Điều này đặc biệt đúng ở những gia đình không hòa thuận hoặc các thành viên trong gia đình không gần gũi nhau. Sự căng thẳng giữa các anh chị em sẽ càng tăng cao khi đứa trẻ được bố mẹ thiên vị nhận ra điều đó và sử dụng chúng như một công cụ để công kích anh chị em của mình.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Các cặp bố mẹ có lẽ sẽ thấy ngạc nhiên hơn khi biết rằng nhận thức đóng vai quyết định trong các trường hợp này. Nói cách khác, việc bố mẹ thiên vị con cái không gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng lắm, cho đến khi đứa trẻ nhận thức được điều đó và nghĩ rằng bố mẹ không yêu thương mình.

Shelly Vaziri Flais, bác sĩ khoa nhi và là mẹ của 4 đứa trẻ, cho biết: "Việc một đứa bé nhận thức rằng mình không được yêu thương bằng anh chị em có thể làm tổn thương lòng tự trọng của chúng".

Cô nói: "Điều mà các cặp bố mẹ cần lưu ý là không nên so sánh con cái với nhau dưới mọi hình thức. Là mẹ của một cặp song sinh, tôi cần phải cẩn trọng hơn các bà mẹ bình thường nhiều lần. Chúng tôi tránh gán ghép cho con những biệt danh như "đứa bé thông minh nhất" hoặc "đứa bé giỏi thể thao nhất". Nếu không phải là "con cưng", chúng sẽ dần cảm thấy xa cách và dễ trở thành một người khó gần".

Cô bổ sung thêm: "Tôi nghĩ rằng những đứa trẻ không phải là "con cưng" của bố mẹ có xu hướng nổi loạn ở tuổi thiếu niên. Lòng tự trọng của trẻ em thường được xây dựng trong những năm tháng này. Tuy nhiên, nếu trẻ nghĩ rằng vì chúng ương bướng nên không được bố mẹ yêu thương nhiều bằng anh chị em, chúng dễ có xu hướng càng trở nên phá phách và hư hỏng hơn. Việc bố mẹ có sự thiên vị giữa các con chắc chắn có tác động rất lớn đến lòng tự trọng của trẻ cũng như cảm giác của chúng đối với gia đình".

Tuy nhiên, cô cũng cho rằng các tác động này chỉ thực sự xảy ra khi một đứa trẻ cảm nhận rõ ràng sự thiên vị và suy nghĩ về nó một cách tiêu cực.

Việc bố mẹ có sự thiên vị con cái không chỉ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái mà còn có thể làm rạn nứt tình cảm giữa anh chị em với nhau.

Bác sĩ Vaziri Flais lo ngại rằng những ảnh hưởng về tâm lý từ sự thiên vị của cha mẹ có thể theo trẻ đến lúc trưởng thành và khiến mối quan hệ trong gia đình trở nên căng thẳng hơn.

"Chúng ta đang sống trong một xã hội toàn cầu và bạn hoàn toàn có thể xây dựng "một gia đình mới" nếu không tìm được tình yêu thương từ gia đình hiện tại" - cô nói.

Bắt con phải ”chia sẻ”, ”nhường” - sai lầm của nhiều cha mẹ khiến con bị tổn thương và hình thành những quan niệm sai lệch

Nhiều trẻ lớn lên thiếu tự tin và không dám tự bảo vệ chính mình bởi khi nhỏ chúng bị cha mẹ buộc phải "chia sẻ" mọi thứ với người khác dù chúng không hề muốn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thư Di ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN