Cô gái học xong tiến sĩ Oxford ở tuổi 24, bỏ mức lương chục tỷ để trở về quê
Những thành tích mà cô đạt được ở tuổi đời còn quá trẻ khiến ai cũng đều ngưỡng mộ và thán phục.
Thành tích đáng ngưỡng mộ của Lưu Minh Trân
Lưu Minh Trân sinh năm 1990, du học Anh năm 18 tuổi, tốt nghiệp thủ khoa đầu ra với bằng cử nhân xuất sắc. Cô học xong thạc sĩ Đại học Cambridge ở tuổi 22, tiến sĩ Đại học Oxford ở tuổi 24 và trở về Trung Quốc năm 25 tuổi, sau đó trở thành giáo sư trẻ nhất của Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc.
27 tuổi cô lọt vào danh sách những người ưu tú dưới 30 tuổi của Forbes Trung Quốc. Năm 28 tuổi cô trở thành phó trưởng khoa trẻ nhất của khoa Vật liệu và Năng lượng, Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc. 31 tuổi tiếp tục trở thành uỷ viên trẻ nhất của Ủy ban Thường vụ Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.
Tính tới thời điểm hiện tại, các bài báo nghiên cứu và phân tích của cô trên trang Nature đạt 6941 bài viết. Bằng cách này, cô đã phá kỷ lục của tạp chí hàng đầu thế giới về lĩnh vực khoa học và đạt được danh hiệu “nữ tác giả trẻ nhất Trung Quốc”.
Những thất bại của Lưu Minh Trân
Lưu Minh Trân cho biết, mọi người ngưỡng mộ mình rất nhiều, nhưng cuộc sống của cô không phải lúc nào cũng thuận buồm xui gió. Cô tự nhận mình không phải thiên tài, chỉ là người làm việc chăm chỉ.
Thất bại đầu tiên mà cô chia sẻ là bỏ lỡ ngôi trường mơ ước Cambridge, sau đó cô học Đại học Bristol, nhưng cũng là 1 trong 6 trường hàng đầu ở Anh.
Bước lùi thứ 2 là vào ngày đầu một mình sang Anh du học ở tuổi 18, tất cả mọi thứ đều xa lạ với cô, từ môi trường học tập hoàn toàn mới, cho tới sự khác biệt văn hoá, cuộc sống… khiến cô hụt hẫng vô cùng.
Cô nhớ lần đầu tiên bước vào lớp, cô giáo không yêu cầu mọi người mở sách mà phát cho mỗi người một bảng mạch. Cô nhìn bạn bè ai cũng tháo lắp được, chỉ có cô không biết công tắc ở đâu.
Nói về cuộc sống, cô cho biết trong từ điển của mình không có khái niệm “rút lui khi đối mặt với khó khăn”. Mỗi khó khăn xảy ra nó sẽ khơi dậy tinh thần chinh phục của cô.
Nếu gặp khó khăn về ngôn ngữ, cô sẽ nghe lại câu nói đó hàng chục lần cho đến khi đi ngủ cũng nằm mơ. Nếu không theo kịp bạn bè trên lớp, cô nhốt mình trong thư viện suốt ngày đêm, đến nỗi quản lý thư viện còn nhớ cả mặt cô.
Mồ hôi công sức của cô cũng được đền đáp khi đạt danh hiệu sinh viên xuất sắc, đứng đầu toàn khoa trong 3 năm. Sau khi tốt nghiệp Đại học Bristol, cô vẫn chưa quên câu "Hãy đến với Cambridge" mà mình đã viết trên trang chủ đề của cuốn sách từ vựng năm 18 tuổi.
Sau khi học thạc sĩ tại Cambridge, cô vẫn không ngừng tiến về phía trước, mục tiêu lần này của cô là lấy bằng tiến sĩ của Đại học Oxford.
Từ bỏ tất cả để trở về quê hương
Henry J snaith, người hỗ trợ cô học tiến sĩ tại Đại học Oxford, là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực pin mặt trời perovskit, từng đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng các nhà khoa học được trích dẫn nhiều trong tất cả các lĩnh vực trên thế giới. Cô được Henry phát hiện tài năng. Cả 2 nghiên cứu về một chủ đề rất mới về pin mặt trời perovskite. Vào thời điểm này, cô dành hơn 10 tiếng trong phòng thí nghiệm mỗi ngày.
Những thành tích cô đạt được khiến nhiều quốc gia đang tìm kiếm nhân tài về pin mặt trời chú ý. Ngay sau khi bài báo được xuất bản, Đại học Cambridge đã quan tâm đến việc tuyển dụng và nhiều công ty khác cũng chào mời cô, một công ty ở Anh đưa ra mức lương hằng năm là 1 triêu bảng Anh. Nhưng lúc này, cô đưa ra một quyết định táo bạo là trở về quê hương.
Trung Quốc là quốc gia sản xuất và ứng dụng năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới. Tuy nhiên ngành năng lượng mặt trời truyền thống có nhược điểm là giá thành cao và hiệu quả thấp.
Cô chưa bao giờ quên rằng, việc mình cần phải phục vụ đất nước, luôn ý thức về sứ mệnh của bản thân đối với xã hội.
Ngày 10 tháng 10 năm 2015, cô chính thức ký hợp đồng với Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc, trở thành giáo sư và tiến sĩ trẻ nhất trong lịch sử của trường.
Bất cứ khi nào nói về lý do cô quyết định quay trở lại Trung Quốc, cô sẽ trả lời rằng, chính sự coi trọng của đất nước đối với sinh viên quốc tế, điều này mang lại cho cô cảm giác an toàn tuyệt đối.
Tốc độ phát triển của cô rất nhanh. Trong năm thứ 2, cô đã đi đầu trong việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu Hóa học Ứng dụng của Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc, nhận ra sự kết hợp mạnh mẽ giữa hóa học và vật liệu, năng lượng, điện tử và những thứ khác.
Năm 2017, dự án do cô đứng đầu đã được Chương trình R&D Quốc gia đầu tiên của Trung Quốc phê duyệt .
Năm 2018, cô trở thành phó trưởng khoa trẻ nhất của Trường Vật liệu và Năng lượng thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc.
Dù là phó trưởng khoa nhưng cô vẫn đặt phòng làm việc trong phòng thí nghiệm để có thể giải đáp thắc mắc của sinh viên sớm nhất.
Cô cho biết: "Đối với một nhà nghiên cứu khoa học, thành công của họ nằm ở chỗ họ đã thực hiện nghiên cứu gì, đã đóng góp gì cho lĩnh vực nghiên cứu và đã mang lại những tiến bộ gì cho đất nước. Chỉ có như vậy họ mới có thể cảm nhận được tự hào và đạt được”.
Khen ngợi và chất vấn thường cùng tồn tại. Sau khi nhận được nhiều sự chú ý, một số cư dân mạng cho rằng cô đạt được những thành tựu như vậy là nhờ vào hoàn cảnh xuất thân của mình. Nhưng cô là người kín tiếng, không quan tâm tới những lời đồn đoán bên ngoài. Bởi cô hiểu rằng, niềm hạnh phúc của cô đến từ việc nghiên cứu khoa học có kết quả, học sinh đạt thành tích cao, đất nước ngày càng vững mạnh.
Nguồn: [Link nguồn]
Ông là một trong số ít những thần đồng Toán học được Đại học Bắc Kinh mời về nước giảng dạy, nhưng sau một thời...