Có cha mẹ nhưng trẻ không được chú trọng điều này sẽ luôn tự ti, mặc cảm
Sự thiếu thốn tình cảm từ cha mẹ sẽ để lại vô vàn những tác động xấu tới tâm lý và thể chất đối với một đứa trẻ.
Jonis Weber, tác giả của cuốn sách “Những đứa trẻ bị bỏ rơi” và nhà tâm lý học lâm sàng từng nói rằng: “Khi một đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi về mặt tình cảm, nó sẽ để lại những tổn thương không thể xóa nhòa”.
Nếu cha mẹ làm ngơ trước nhu cầu tình cảm của con mình, hay những cảm xúc trẻ bày tỏ không được đáp lại, về lâu dài sẽ tiềm ẩn những nguy cơ rất lớn đối với sự trưởng thành của chúng.
Trong bộ phim “Miracle Boy”, Viya với tư cách là một người chị, cô bé luôn tỏ ra mình rất hiểu chuyện. Cô bé có một người em trai 4 tuổi, thường xuyên phải phẫu thuật vì bị dị tật trên khuôn mặt. Bệnh tật khiến cậu bé trở thành trung tâm của cả nhà, sự tập trung của mọi người gần như dồn hết vào cậu em.
Viya rất thương em trai, cũng thông cảm với những khó khăn của cha mẹ nên chưa bao giờ phàn nàn bất cứ điều kì.
Nhân vật Viya trong phim “Miracle Boy”.
Trong mắt người ngoài, họ là một gia đình đoàn kết và yêu thương nhau. Trong mắt bố mẹ, Viya là đứa con ngoan trò giỏi. Ngay cả bản thân Viya cũng tự ý thức về bản thân, biết giúp đỡ bố mẹ chăm sóc em trai và tự chăm lo cho mình.
Tuy nhiên, sự thiếu thốn tình cảm đã lặng lẽ gieo mầm vào trái tim của đứa trẻ nhạy cảm này. Viya rất muốn được cha ôm mỗi ngày, muốn thỉnh thoảng được mẹ trò chuyện nhưng cuối cùng cô bé không nói ra bất cứ điều gì.
Không phải vì cô bé “không cần” mà vì cô bé nghĩ mình “không nên”.
Luôn có một giọng nói trong tim Viya nhắc nhở bản thân: "Em trai của tôi cần được chăm sóc nhiều hơn", "Tôi không thể làm phiền bố mẹ nữa".
Trong khi cha mẹ Viya luôn tất bật và mệt mỏi chăm sóc cậu con trai, họ vô tình bỏ qua đứa con gái của mình cũng đang rất cần sự quan tâm.
Nhà phân tâm học người Anh Donald Winnicott từng nói:
"Việc nuôi dạy một đứa trẻ trở thành một người trưởng thành khỏe mạnh về mặt cảm xúc, có thể hình thành mối liên hệ lành mạnh với những người khác. Điều này đòi hỏi phải có một lượng tương tác tình cảm nhất định, sự đồng cảm và sự quan tâm lâu dài từ cha mẹ.
Nếu không có sự kết nối tình cảm cần thiết này, trẻ vẫn có thể thành công, nhưng trong lòng chúng sẽ cảm thấy trống rỗng, như thiếu đi một thứ gì đó cần thiết. Chúng sẽ có một nỗi khổ tâm nhưng không ai có thể nhìn thấy được”.
Hầu hết các bậc cha mẹ đều yêu thương con cái và họ không cố ý phớt lờ con mình. Chỉ là họ không nhận ra điều đó, đứa trẻ lớn lên một cách bình thường nhưng luôn mang trong lòng cảm giác bị bỏ rơi.
Ảnh minh họa.
Những dấu hiệu của các đứa trẻ luôn nghĩ mình bị cha mẹ bỏ rơi
1. Không tìm thấy mục đích và ý nghĩa cuộc sống
Tình cảm là một thứ “nhiên liệu” không thể thiếu trong quá trình trẻ phát triển. Nếu chúng thiếu thứ này, khi lớn lên thường có cảm giác trống vắng, thiếu mục đích và ý nghĩa cuộc sống.
Trẻ cũng không biết cách thể hiện bản thân, không biết cách từ chối việc người khác nhờ vả, cảm xúc dồn nén trong lòng và quen với việc tự mình gồng gánh mọi thứ. Chúng cũng không thể đánh giá đúng bản thân, luôn phóng đại điểm yếu, hạ thấp điểm mạnh, thậm chí cảm thấy mình vô dụng.
2. Luôn đổ lỗi cho bản thân
Những đứa trẻ bị bỏ rơi về mặt tình cảm không phải là người lạnh lùng, chúng thường rất biết lắng nghe. Chúng có thể đồng cảm và cảm thông với những khó khăn của người khác nhưng lại bỏ qua chính mình.
Dù gặp phải khó khăn gì trong cuộc sống, trẻ cũng có xu hướng đổ lỗi cho bản thân nhiều hơn.
3. Khó duy trì các mối quan hệ thân mật một cách lành mạnh
Mỗi người trưởng thành bị thiếu thốn tình cảm ở một mức độ nào đó đều mắc chứng rối loạn nhịp tim. Họ không thể xác định được cảm xúc của chính mình hoặc cảm xúc của người khác. Do đó, họ cực kỳ khó thể hiện tình cảm với người khác.
Những người mắc chứng rối loạn nhịp tim luôn nói rằng, họ "không thể nói năng trôi chảy". Họ không phải là người xấu, chỉ có điều không biết cách nhận biết cảm xúc và thể hiện điều đó ra ngoài. Cuối cùng, nó được thể hiện dưới dạng tức giận và làm tổn thương những người xung quanh họ.
Một đứa trẻ thiếu thốn tình cảm của cha mẹ sẽ có khả năng sống cô độc như trên một hòn đảo. Những cảm xúc dồn nén trong lòng một ngày nào đó sẽ lấn át chúng.
8 mẫu hội thoại giữa mẹ và con trai này là những bài học thực tế trong quá trình dạy dỗ con cái.
Nguồn: [Link nguồn]