Chuyện thật như đùa: Trại tập trung rèn luyện sự nam tính cho các cậu bé
Vào một buổi sáng mùa thu se lạnh dưới chân núi Fenghuang ở phía tây Bắc Kinh, 18 “chàng trai” trẻ đã dũng cảm đón gió mạnh cho một ngày luyện tập ... trở thành đàn ông.
Đeo băng đô đọc sách và hô to các khẩu hiệu “Ai là người giỏi nhất? Tôi là người giỏi nhất. Người giỏi nhất trong chúng ta là ai? Chúng tôi là đàn ông”… Các “chàng trai” đã ở đó để tìm hiểu tất cả về sự tập trung, hợp tác và cạnh tranh thông qua các bài giảng, trò chơi và bóng đá.
Đây là khóa học cuối tuần được cung cấp bởi Câu lạc bộ nam, một trung tâm đào tạo tư nhân ở Bắc Kinh dành riêng cho các cậu bé nhằm giúp những “chàng trai” được nuôi dưỡng trong môi trường do phụ nữ thống trị và ngăn họ trở nên nhạy cảm, dễ bị tổn thương, nhỏ nhen, vô trách nhiệm.
Tang Haiyan, người sáng lập ra câu lạc bộ từng có một cuộc khủng hoảng trong giáo dục con trai và đã quyết định có những hành động thiết thực để cứu họ và giúp họ tìm thấy sự nam tính đã mất.
Từng là một cựu giáo viên thể dục, Tang bắt đầu trung tâm đào tạo vào năm 2012. Kể từ đó, hơn 20.000 trẻ em đã tham gia các khóa học nam tính của ông. Một số bé ở xa Bắc Kinh cũng kiên quyết đến để tham gia chương trình độc đáo này.
Khủng hoảng nam tính
Trong khi các bậc cha mẹ phương Tây đang ngày càng được cảnh báo về tác hại của nam tính độc hại và chủ nghĩa phân biệt giới tính, thì niềm tin gia trưởng từ lâu rằng đàn ông nên mạnh mẽ và kiên cường vẫn phổ biến ở Trung Quốc.
Nhưng với hầu hết các cậu bé Trung Quốc lớn lên mà không có anh chị em, nhiều bậc cha mẹ lo lắng rằng chúng trở nên quá mềm yếu và nữ tính, do ảnh hưởng từ những người chăm sóc là phụ nữ như mẹ và cô giáo.
Đàn ông ở Trung Quốc thường đóng vai trò nhỏ trong chăm sóc trẻ em. Hầu như tất cả bố mẹ đều đi làm và dẫn đến nhiều trẻ em Trung Quốc được ông bà, thường là bà ngoại nuôi nấng. Giáo viên mẫu giáo cũng chủ yếu là nữ.
Tại Câu lạc bộ nam giới, phụ huynh phải trả khoảng 1.400 USD cho 18 buổi tập cuối tuần. Các cậu bé, từ 7 đến 11 tuổi, học đấu vật, chơi bóng đá và gọi nhau là đồng chí.
Các thành viên cũng đọc những tuyên bố về sự mạnh mẽ, thề sẽ tham vọng và có năng lực như đại bàng, thông minh và tốt bụng như cá heo và kiên trì và dẻo dai như ngựa. Câu lạc bộ cũng cung cấp các hoạt động như chạy không mặc áo vào mùa đông, leo núi ở nhiệt độ -22°F hoặc leo núi trong một tuần qua sa mạc.
Một số cha mẹ tin rằng rèn luyện thể chất khó khăn có thể rèn con trai của họ thành đàn ông. Cựu chiến binh quân đội Zhang Xiansen, đến từ tỉnh phía bắc Hà Bắc, đã gửi con trai của mình đến Câu lạc bộ nam giới với niềm tin rằng cậu bé quá yếu mềm và nhõng nhẽo. Anh hạnh phúc với những gì chương trình đã làm với cậu bé 14 tuổi.
“Con trai của tôi, Ming Ming đã trở lại một người đàn ông”, ông nói. “Nó đã biết kỷ luật là gì và tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc cũng như hiểu ý nghĩa của sự kiên trì, hợp tác và cạnh tranh của đội”.
Phá vỡ định kiến
Các học giả tranh luận rằng đào tạo nam tính là tốt cho các chàng trai. Liu Junsheng, giáo sư tại trường tâm lý học và khoa học nhận thức tại Đại học Sư phạm Đông Trung Quốc cho biết, không rõ liệu giáo dục bắt buộc như vậy có gây ra tác dụng phụ nào hay không, nhưng nhìn chung nam tính không cần phải củng cố.
Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lo lắng con trai họ sẽ không tồn tại trong xã hội nếu không đáp ứng được kỳ vọng của họ đối với đàn ông. Nhiều bậc phụ huynh đã phàn nàn rằng những người nổi tiếng nam có vẻ ngoài thanh tú đang đặt ra những hình mẫu xấu cho con trai của họ.Tuy nhiên, ép buộc trẻ em phải nam tính có thể gây hại nhiều hơn là tốt cho sự phát triển của chúng.
Con đường đến trường với đa số trẻ em là một chặng đường vui vẻ, nhưng ở một số nơi trên thế giới để được...