Chuyện nghề của những người chuyên “ăn cơm trong bóng tối”

Sự kiện: Giáo dục

Nghề giáo luôn là một nghề thiêng liêng, cao cả, được xem là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Và đối với các cô giáo mầm non thì sự cao quý ấy càng nhiều gấp bội vì những điều đặc biệt vốn đúng với danh xưng “người ươm mầm” mỗi khi được nhắc đến.

Sáng nào cũng vậy, khi đồng hồ điểm 6h30 phút, cô Nguyễn Thị Tuyết – giáo viên trường mầm non Bông Sen Hồng (phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội) lại tất bật rời khỏi nhà để đến trường vệ sinh lớp, lau dọn, sắp xếp bàn ghế để đón trẻ. Sau nhiều năm làm cô giáo mầm non, cái nghề “sớm con muộn chồng” ấy đã khiến cô Tuyết không ít lần phải rơi nước mắt, nhưng cũng có bao niềm vui hạnh phúc khi cô được chứng kiến từng lớp lớp trẻ thơ trưởng thành.

“Khi thật sự bước vào nghề, tôi mới thấy hết được trách nhiệm và sự vất vả của nghề này. Chăm lo từng giấc ngủ, dỗ dành từng bữa ăn, lo đến từng cái hắt hơi, từng cơn ho cho các bé, dạy cho bé hình thành nhân cách... Khi nào trẻ ăn xong, ngủ hết thì các cô mới được đi ăn. Những bữa trưa vội “trong bóng tối” phải thật nhẹ nhàng vì sợ các con tỉnh giấc đã không còn xa lạ với giáo viên mầm non. Có những ngày, các con ốm hay mới đi học quấy khóc không chịu ngủ, các cô vừa bế ru các con trên tay, vừa tranh thủ xúc tạm miếng cơm…”, cô Tuyết xúc động chia sẻ.

Những bữa cơm vội trong "bóng tối" của giáo viên mầm non. 

Những bữa cơm vội trong "bóng tối" của giáo viên mầm non. 

Người ta thường nói, giáo viên mầm non là “nghề của các nghề” trong xã hội. Bởi lẽ, giáo viên mầm non không chỉ là người truyền đạt nhận thức mà còn ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của trẻ. Hành động, lời nói, hình ảnh của các cô sẽ đi theo trẻ suốt cả chặng đường đời. Trong mắt “đàn con thơ”, các cô vừa là giáo viên, vừa là mẹ, là bạn, cũng phải vừa là bác sĩ vừa là diễn viên, họa sĩ, nhà thơ, rồi là những nhà ảo thuật tài ba. Và để làm tròn vai những nghề nghiệp ấy, đối với mọi cô giáo mầm non thật không dễ dàng gì.

Cũng chia sẻ về chuyện nghề, cô giáo Bùi Thảo Yên (giáo viên mầm non trường Bông Sen Hồng) cho biết, dường như đối với cô giáo mầm non không bao giờ hết nỗi lo và chịu áp lực từ nhiều phía. Đặc biết, trước khó khăn, thử thách sau dịch COVID-19, đôi lúc các cô không khỏi nản lòng, mệt mỏi. Nhưng sau tất cả những điều đó, lý do gắn bó với nghề các cô luôn mỉm cười chia sẻ, đó chính là ánh mắt, nụ cười và sự tiến bộ mỗi ngày của các thiên thần nhỏ.

“Vất vả là thế, áp lực là thế nhưng rồi nhìn những khuôn mặt thơ ngây, nụ cười trong sáng và những đôi mắt trong veo của trẻ đã khiến chúng tôi vượt qua tất cả và có lẽ chỉ chúng tôi cũng có những niềm hạnh phúc riêng mà ít người có được. Bởi, mỗi đứa trẻ như một bông hoa và nụ cười của trẻ là niềm hạnh phúc nhất. Chúng tôi yêu lắm những câu nói hồn nhiên, những câu chuyện không đầu không cuối của trẻ và cả trân trọng sự tin yêu của phụ huynh học sinh khi thấy trẻ tiến bộ hàng ngày”, cô Yên chia sẻ.

Nụ cười của trẻ là động lực giúp các giáo viên "quên" đi những nhọc nhằn, vất cả trong nghề. 

Nụ cười của trẻ là động lực giúp các giáo viên "quên" đi những nhọc nhằn, vất cả trong nghề. 

Để đạt hiệu quả cao trong việc nuôi dạy trẻ, ngoài việc chăm sóc, giáo viên mầm non phải biết chia sẻ, lắng nghe và quan tâm đến trẻ mỗi ngày bằng cách giao tiếp về cuộc sống của trẻ, xây dựng ý thức thân thiện với trẻ. Cùng với đó, là việc chú ý thay đổi phương pháp để hấp dẫn, cuốn hút trẻ tương tác và phát huy trí tuệ. Các kế hoạch dạy trẻ cũng được các cô chuẩn bị tỉ mỉ theo tháng, tuần, ngày và chia nhỏ các hoạt động trong ngày, bảo đảm trình tự để trẻ được phát triển đầy đủ về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm, kỹ năng xã hội.

Dù vất cả, nhưng những cô giáo mầm non vẫn kiên trì, bám nghề. 

Dù vất cả, nhưng những cô giáo mầm non vẫn kiên trì, bám nghề. 

Nhiều việc là thế, nên nghề giáo viên mầm non đã lấy đi của các cô giáo hầu hết thời gian trong ngày, ảnh hưởng việc chăm sóc cho gia đình nhỏ gặp nhiều khó khăn. “Ra khỏi nhà từ 6h30 và về nhà khi đã 7h tối, chúng tôi thường nói đùa với nhau, hình như mình đang sống ở trường và về thăm nhà vào mỗi buổi tối. Đã nhiều lần, bố mẹ khuyên tôi theo nghề khác để chọn lấy công việc lương ổn định và có nhiều thời gian chăm sóc bản thân và gia đình hơn. Nhưng mỗi lần lên lớp, nhìn trẻ ngây thơ nói cười, hồn nhiên chạy nhảy, tự gánh nặng lo toan, ưu phiền trong cuộc sống lại tan biến. Hạnh phúc là khi chúng tôi được làm nghề, và dù có được chọn lại tôi vẫn sẽ chọn nghề giáo viên mầm non”, cô Tuyết trải lòng.

"Chưa từng làm mẹ nhưng em có một đàn con. Khi chưa sinh con, bao người gọi em là mẹ. Sao mà yêu thế, em nâng những búp tay thon. Vì yêu các con, em là cô giáo mầm non". (bài hát Tâm tình cô giáo mầm non). “Vì yêu các con…” - lời bài hát tưởng chừng như đơn giản ấy nhưng lại chứa đựng tình yêu thương vô bờ bến, là động lực không nhỏ để giáo viên mầm non gắn bó với nghề “ ươm những mầm xanh tương lai của đất nước”.

Phát hiện ung thư máu trước thềm 20/11, thầy giáo mong sớm được trở lại bục giảng

Chỉ còn 2 ngày nữa là đến ngày lễ của ngành, nhưng người thầy giáo trẻ đã không thể ở bên đồng nghiệp trong ngày trọng đại tôn vinh nghề giáo.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Ngân ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN