Chuyện lạ Hải Dương: Hàng trăm phụ huynh được ăn cơm bán trú trải nghiệm tại trường học
'Thực đơn đa dạng, cách chế biến hợp với khẩu vị trẻ em, sử dụng triệt để các loại: hành, tỏi, hành tây, gừng trong từng món ăn và trong quá trình ăn cơm sẽ lồng ghép giáo dục ý thức, tác phong, tính tự lập cho học sinh', Hiệu trưởng trường Tiểu học Ngọc Sơn cho biết.
Những ngày qua, câu chuyện về mô hình bếp ăn bán trú Nhật Bản tại trường Tiểu học Ngọc Sơn (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) khiến nhiều người dân, phụ huynh nơi đây không khỏi ngạc nhiên. Tuy nhiên, đến hôm nay được tận mục sở thị và ăn trải nghiệm miễn phí thì mọi người mới hiểu.
Hàng trăm phụ huynh thích thú khi lần đầu tiên được ăn cơm bán trú chế biến theo mô hình Nhật Bản.
Ông Phạm Văn Sơn – Hiệu trưởng trường Tiểu học Ngọc Sơn thông tin, từ năm học 2018 – 2019 nhà trường bắt đầu tổ chức ăn bán trú cho học sinh và việc ăn bán trú được phía nhà trường ký kết với công ty. Tuy nhiên, số lượng học sinh tham gia ăn không nhiều vì nhiều lý do khác nhau.
"Thực tế, việc tổ chức ăn bán trú cho học sinh tại trường là điều cần thiết, nhưng nếu để nhà trường đứng ra làm từ tổ chức thực hiện đến quy trình nấu ăn… sẽ vất vả, trong khi nhiệm vụ chính của chúng tôi là dạy học.
Dụng cụ, đồ dùng trong bếp đều bằng innox
Do đó, trước năm học 2019 – 2020, một công ty về trường đặt vấn đề đứng ra xây dựng bếp ăn bán trú theo mô hình, quy trình và cách tổ chức bữa ăn, chế độ dinh dưỡng theo Nhật Bản.
Xét thấy mô hình này có nhiều tính ưu việt, đảm bảo vệ sinh an toàn và chế độ dinh dưỡng phù hợp nên chúng tôi tiến hành ký kết triển khai", ông Sơn cho biết.
Khu vực chưa đồ trong bếp
Chuyên gia dinh dưỡng lên thực đơn từng ngày cho học sinh
Trước khi tiến hành, nhà trường tổ chức họp phụ huynh các lớp và trên cơ sở đồng thuận, BGH lập tờ trình gửi lãnh đạo UBND, các phòng ban liên quan huyện Tứ Kỳ cùng cơ quan chức năng. Sau đó, các đơn vị liên quan về kiểm tra và cấp phép đồng ý cho mở bếp ăn bán trú mô hình Nhật Bản.
Thực phẩm đầu vào được đưa ra khu vực sơ chế biến.
Hệ thống nồi nấu ăn trong bếp ăn bán trú theo mô hình Nhật Bản.
Được biết, toàn bộ chi phí xây dựng bếp ăn, đồ dùng, dụng cụ, bàn ghế đều do phía công ty liên kết xây dựng. Riêng đồ đều dùng bằng inox và thực hiện quy trình chặt chẽ từ khâu lấy thực phẩm, sơ chế, chế biến cũng như chế độ dinh dưỡng cho khẩu phần từng lứa tuổi học sinh.
Tại bếp ăn này, việc đảm bảo chất dinh dưỡng cho học sinh hàng ngày về các chỉ số khác nhau, chế độ an toàn về thực phẩm được đặt lên hàng đầu. Trong đó, thực đơn được chuyên gia dinh dưỡng người Nhật xây dựng cho từng bữa ăn, còn đội ngũ nấu ăn được đào tạo theo quy trình của Nhật.
Cơm được cân chia theo từng lứa tuổi
Một suất ăn của học sinh khối lớp 1, 2
Đăc biệt, trong mỗi bữa ăn sẽ có nhiều rau xanh và các món sẽ không trùng lặp nhau, không sử dụng bột ngọt thay vào đó là nước dùng từ xương để làm gia vị. Bởi lẽ, việc sử dụng bột ngọt nhiều sẽ không tốt cho lứa tuổi học sinh và sữa tươi cũng được sử dụng không có đường", đại diện cô g ty liên kết với nhà trường cho biết.
Nói về điểm khác biệt bữa ăn bán trú mô hình này, Hiệu trưởng trường Tiểu học Ngọc Sơn chia sẻ, lúc đầu khi đưa bếp ăn vào hoạt động một số học sinh còn chưa quen với khẩu vị cũng như cách ăn, nhưng đến nay các em đều quen, thích thú và được phụ huynh ủng hộ.
Thớt dùng để chế biến có màu sắc khác nhau tương ứng với từng loại thực phẩm
Dụng cụ đựng thực phẩm chế biến phân chia rõ ràng
"Do khâu kiểm soát vệ sinh chặt chẽ, cho nên khu vực nấu ăn hạn chế người ra vào và người chế biến đều sử dụng bảo hộ lao động nghiêm ngặt. Riêng dụng cụ dùng để chế biến thực phẩm, rau củ quả đều riêng biệt được bảo quản trong tủ sấy và thực phẩm chế biến theo quy trình 1 chiều không trùng lặp, đảm bảo vệ sinh.
Thực đơn đa dạng, cách chế biến hợp với khẩu vị trẻ em và sử dụng triệt để các loại: hành, tỏi, hành tây, gừng trong từng món ăn. Đặc biệt trong quá trình ăn cơm sẽ lồng ghép giáo dục ý thức, tác phong, tính tự lập cho học sinh và trước mỗi bữa ăn chuyên gia dinh dưỡng người Nhật đều mời Hiệu trưởng, Hiệu phó ăn thử trước để đánh giá.", ông Sơn cho biết thêm.
Suất cơm bán trú dành cho phụ huynh
Có mặt tại bữa ăn trải nghiệm dành cho hàng trăm phụ huynh trưa 2/11, mọi người đều tỏ ra háo hức thích thú với bữa cơm của người Nhật và có lẽ chưa có một ngôi trường nào tổ chức cho phụ huynh ăn cơm trải nghiệm cũng như tham quan bếp ăn tại trường..
Chị Đặng Thị Huyền (có con đang học lớp 1) chia sẻ: "Lúc đầu, con nhà tôi ăn bán trú tại trường về có nói cơm không giống như ở nhà. Sau đó, tôi có đến trực tiếp xem các con ăn cùng cách chế biến thì thấy yên tâm.
Trước mỗi bữa ăn, Hiệu trưởng - Hiệu phó sẽ được nhà bếp cho ăn thử các món.
Đối với các món ăn không dùng bột ngọt có thể khó ăn nhưng dần sẽ quen và tốt cho sức khỏe. Còn về giá cả, tôi cho rằng 22.000/bữa ăn không phải là cao vì ngoài bữa ăn chính ra còn kèm hoa quả hay sữa uống. Hôm nay, được trực tiếp ăn trải nghiệm, xem cách chế biến, tôi yên tâm".
Ngoài chế độ dinh dưỡng, an toàn vệ sinh, học sinh còn được rèn luyện ý thức, tác phong trong quá trình ăn cơm.
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, đại diện UBND huyện Tứ Kỳ cho biết, bếp ăn bán trú theo mô hình Nhật Bản tại trường Tiểu học Ngọc Sơn có nhiều tính ưu việt và khâu đảm bảo an toàn vệ sinh, chế độ dinh dưỡng được đề cao. Tuy nhiên, khi đưa vào hoạt động tại các trường cần tính toán kỹ về giá thành để phù hợp với mức thu nhập của phụ huynh trên địa bàn.
Hằm trăm phụ huynh, người dân được ăn cơm bán trú trải nghiệm tại trường Tiểu học Ngọc Sơn.
Được biết, trong 2 ngày cuối tuần, phía nhà trường và công ty sẽ dành 1000 suất ăn miễn phí cho phụ huynh và người dân đến ăn trải nghiệm, được tận thấy không gian, cách chế biến cũng như chế độ an toàn vệ sinh.
Hiện tại, phía công ty liên kết đang hoàn thiện tại điểm trường Tiểu học Ngọc Sơn để học sinh, phụ huynh thích nghi với mô hình bếp ăn này và xây dựng kế hoạch nhân rộng tới nhiều trường học khác nhau trên địa bàn toàn tỉnh.
Trải qua hơn 111 năm, trường THPT Chu Văn An (Hồ Tây, Hà Nội) vẫn giữ được những nét cổ kính, kiến trúc đặc sắc từ...