Chuyên gia tâm lý Mỹ tiết lộ 3 điều giúp trẻ tự tin trong thời gian ngắn
Sự tự tin đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của một đứa trẻ.
Nhà tâm lý học lâm sàng trẻ em, tiến sĩ Eileen Kennedy-Moore trong cuốn sách “Học cách chấp nhận bản thân” đã có những phân tích rất chi tiết về việc trẻ thiếu tự tin. Bà tin rằng, cần phải có một bước đột phá để trẻ thoát khỏi mặc cảm, đó là giúp trẻ nâng cao mức độ chấp nhận bản thân.
Nói một cách dễ hiểu nhất, trẻ cần chấp nhận con người của mình, biết tự đánh giá một cách tích cực về bản thân.
Vì sao trẻ lại thiếu tự tin?
Rất dễ để nhận biết một đứa trẻ thiếu tự tin, đó là chúng không dám thử, dễ dàng từ bỏ mọi thứ ngay từ đầu, không vui khi mắc lỗi.
Lý do của việc thiếu tự tin ở một đứa trẻ có liên quan tới những trải nghiệm tiêu cực trong cuộc sống. Bác sĩ tâm lý người Đức Stephanie Starr giải thích về điều này trong cuốn sách “Nhận diện bản thân” rằng: “Điều này có liên quan tới những trải nghiệm trong thời thơ ấu, tức là sự giáo dục sớm của cha mẹ”.
Bên cạnh đó, sự thiếu tự tin của một người cũng có thể đã được khắc sâu trong DNA.
Ví dụ, một đứa trẻ hay lo lắng, tính cách cực đoan, có sự phản kháng mạnh mẽ với bất kỳ sự chỉ trích nhẹ nào cũng đều dẫn tới sự mặc cảm, tự ti.
Dưới tác động kép của kinh nghiệm sống, yếu tố di truyền, nếu trẻ tự đánh giá tiêu cực về bản thân, lòng tự trọng thấp, mầm mống của sự tự ti sẽ nảy nở dần. Khi kiểu tự đánh giá tiêu cực này lan rộng, hậu quả là trẻ lúc nào cũng thiếu tự tin.
Theo một nghiên cứu, lòng tự trọng thấp là một triệu chứng của bệnh trầm cảm.
Cha mẹ làm điều xấu với mục đích tốt
“Sao cái gì con cũng không làm được hết vậy”.
“Con có cái mũi xấu quá”.
“Chẳng có ai thích con đâu”.
Có lẽ những câu nói như vậy từng được thốt ra từ miệng một số cha mẹ. Họ cho rằng, chê bai con cái sẽ giúp chúng ý thức được bản thân, từ đó biết phấn đấu hơn.
Alfred Adler, chuyên gia tâm thần học, người sáng lập trường phái tâm lý học cá nhân từng nói: “Nhiều khi mục đích là tốt nhưng lại chọn sai phương pháp”. Đôi khi cha mẹ muốn tốt cho con mình nhưng lời nói của họ lại rất khó nghe, khiến trẻ chán ghét và tự ti hơn.
Như Erin Kennedy đã nói: “Những cách làm này khiến những đứa trẻ có lòng tự trọng thấp liên tục đánh giá bản thân. Sự tự đánh giá này đã kích thích và khiến trẻ trở nên khốn khổ hơn”.
Bác sĩ tâm lý người Đức Stephanie Starr đã đề cập trong cuốn sách của mình rằng: “Người tự tin chấp nhận khuyết điểm của bản thân. Ngược lại, người thiếu tự tin không nhận khuyết điểm, họ rất coi trọng điểm yếu và sẽ che đậy khuyết điểm của mình, không cho người khác biết”.
Ngoài ra, có một điều đáng lưu ý đối với các bậc cha mẹ, đó là trước năm 16 tuổi, sự tự đánh giá của trẻ dao động, sau 16 tuổi, sự tự đánh giá của trẻ có xu hướng ổn định.
Ví dụ, trẻ vị thành niên sẽ quan tâm nhiều đến bản thân, điều này sẽ khiến mức độ chấp nhận bản thân của trẻ suy giảm trong một khoảng thời gian.
Làm thế nào để giúp trẻ trở nên tự tin hơn?
Richard Ryan, giáo sư tâm lý xã hội và giáo dục tại Đại học Rochester, Mỹ đã chỉ ra rằng: “Miễn cha mẹ đáp ứng được 3 nhu cầu tâm lý cơ bản của trẻ là sự kết nối, khả năng và sự lựa chọn, trẻ sẽ không phải lúc nào cũng chìm đắm trong việc tự đánh giá, liên tục đặt câu hỏi về giá trị của bản thân”.
1. Sự kết nối
Dạy con cách xử lý các mối quan hệ là một trong những nhiệm vụ nuôi dạy con cái quan trọng nhất của các bậc cha mẹ.
Đồng thời, sự gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và con cái cũng là cơ sở để trẻ đạt được sự tự chấp nhận. Mối quan hệ cha mẹ - con cái là mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau sớm nhất mà một đứa trẻ có. Điều này đòi hỏi cha mẹ không chỉ quan tâm đến con cái mà còn phải đặt ra những ranh giới.
Là một nhà tâm lý học lâm sàng về trẻ em và gia đình, Erin Kennedy có qua điểm dạy con của riêng mình. Trong quá trình kỷ luật con cái, cô tuân thủ 2 nguyên tắc:
- Để trẻ thừa nhận hành vi xấu của mình.
- Trẻ không thể học từ nỗi đau, mà chỉ học từ hành vi đúng đắn.
2 nguyên tắc này cho thấy cha mẹ nên phản ứng một cách bình tĩnh khi con cái làm điều gì đó sai, giúp con nhận ra bài học, thay vì cố sửa chữa hành vi sai trái của chúng.
2. Khả năng
Angela Duckworth, phó giáo sư tâm lý học tại Đại học Pennsylvania, Mỹ cho biết: “Nhiều đứa trẻ thiếu sự gan góc, đó cách thể hiện sự kiên trì để đạt được mục tiêu dài hạn và sự nhiệt tình”.
Để trẻ trở nên tự tin, cha mẹ không chỉ nói với trẻ cần phải có sự kiên trì khi làm bất kỳ việc nào, mà còn để chúng hiểu được rằng, trạng thái chật vật thiếu năng lực chỉ là tạm thời. Đây còn là biểu hiện bình thường trong quá trình lớn lên, không phải vì bản thân không có khả năng.
3. Sự lựa chọn
Đối với những đứa trẻ không tự tin, mỗi khi đưa ra quyết định và hành động, chúng sẽ luôn rơi vào tình trạng vướng víu và do dự. Trong trường hợp này, việc “suy nghĩ quá lâu trước khi hành động” không chỉ làm giảm khả năng tự chấp nhận của trẻ mà còn không có lợi cho việc đưa ra lựa chọn để giải quyết vấn đề.
Ở một mức độ nào đó, thoát khỏi việc suy nghĩ quá kỹ là chìa khóa để dạy trẻ lựa chọn.
Cha mẹ có thể dùng cách ví von về chú chuột chạy quanh trong lồng quay để khiến trẻ nhận ra rằng, việc giậm chân tại chỗ và làm những việc vô ích.
Lúc này, cha mẹ cần hướng dẫn con một số điều để đưa ra các quyết định nhanh chóng, chẳng hạn như sau:
- Học cách đặt câu hỏi, mục tiêu là gì, cách giải quyết ra sao, bắt đầu như thế nào, có thể học được gì…
- Không được chần chừ quá lâu khi đưa ra quyết định, bởi khi liên tục phân tích vấn đề, trẻ càng thấy sợ sệt và không dám đưa ra lựa chọn.
- Quyết định nhanh chóng trong các vấn đề nhỏ.
Không cần nhờ tới các bài kiểm tra IQ, chỉ cần nhìn vào các dấu hiệu này, cha mẹ sẽ phần nào biết được con mình có thông minh không.
Nguồn: [Link nguồn]