Chuyên gia hiến kế cho Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016

Năm 2016, Kỳ thi THPT Quốc gia nên tổ chức thành hai đợt, việc nhập học của tân sinh viên nên mở rộng thời gian ra cả năm, không nên dồn dập trong khoảng 1-2 tháng như hiện nay.

Tại Hội nghị Tổng kết năm học 2014-2015 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2015-2016 khối đại học, cao đẳng, lãnh đạo một số cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) bày tỏ: “Hiện nay dư luận xã hội mỗi khi nhắc tới kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ thường coi đây là sự kiện rất nóng”.

Vì vậy, các chuyên gia đã đóng góp nhiều ý kiến cho kỳ thi THPT Quốc gia 2016.

Chuyên gia hiến kế cho Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 - 1

Thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015

Ông Đàm Quang Minh- Hiệu trưởng ĐH FPT nhận định, kỳ thi tuyển sinh của Việt Nam năm nào cũng trở thành sự kiện "nóng" nhận được sự quan tâm của cả xã hội. Đặc biệt, hiện học sinh, sinh viên Việt Nam quá khổ so với học sinh, sinh viên các nước trong khu vực và trên thế giới.

“Học sinh nước ngoài, sau khi tốt nghiệp THPT có thời gian nghỉ ngơi, trải nghiệm các hoạt động xã hội, còn sinh viên Việt Nam cứ phải hì hục thi và nhập học”, ông Minh so sánh.

Do vậy, theo lãnh đạo trường ĐH FPT, thời gian tới nên có những thay đổi để học sinh, sinh viên Việt Nam đỡ áp lực thi cử, để hoạt động thi cử và tuyển sinh trở thành công việc bình thường.

“Năm 2016, Kỳ thi THPT Quốc gia nên tổ chức thành hai đợt, việc nhập học của tân sinh viên nên mở rộng thời gian cả năm, không nên dồn dập trong khoảng 1-2 tháng như hiện nay”, ông Minh đề xuất.

Ông Tiến cũng kiến nghị, do kỳ thi được tổ chức vào mùa hè nên thay đổi thời gian làm bài sớm hơn vào buổi sáng, để tăng thời gian nghỉ trưa trước ca thi chiều.

TS. Trần Vân Nam – Hiệu trưởng ĐH Đà Nẵng cho biết, thời gian xét tuyển 20 ngày và việc thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển đợt 1 chưa hợp lý, một số trường top trên chưa xác định điểm ĐKXT hợp lý nên thí sinh đổ xô đi rút - nộp hồ sơ, dẫn đến tình trạng xáo trộn, khiến thí sinh và phụ huynh căng thẳng, mệt mỏi.

Do đó, ông Nam đề nghị rút ngắn thời gian xét tuyển. Các trường đại học top trên nên lấy mức điểm chuẩn cao hơn để phân tầng thí sinh được tốt.

Cũng theo ông Nam, sau khi nghiên cứu, ông thấy việc thi tích hợp trong kỳ thi chung Quốc gia là hợp lý. Phương án này tối ưu, giúp cho các trường vừa xét tuyển phổ thông, vừa tuyển sinh đại học, đây cũng là phương án gần với hình thức thi nước ngoài đang thực hiện.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, ngành GD-ĐT nên tách bạch hai chuyện thi cử và tuyển sinh.

"Việc thi cử là trách nhiệm của hầu hết học sinh THPT song việc tuyển sinh lại là công việc của các trường ĐH, CĐ. Do vậy, Bộ GD-ĐT cần tạo cơ chế để cho các trường được tự chủ tuyển sinh, Bộ không can thiệp quá sâu vào công việc của mỗi trường", Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.

Kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, nhất định kỳ thi năm tới, ngành GD-ĐT phải kế thừa những cái được năm nay, khắc phục những cái chưa được để có một kỳ thi công bằng, trung thực, nghiêm túc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN