Chuyên gia Đại học Harvard tiết lộ 3 cụm từ mình hay nói với con để giúp trẻ tăng EQ

Sự kiện: Dạy con
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Là mẹ của ba đứa con, Jenny Woo, nhà giáo dục được đào tạo tại Harvard, hiểu được những khó khăn để nuôi dạy một đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc cao (EQ) như thế nào.

Jenny Woo là một nhà giáo dục, nhà nghiên cứu EQ, CEO của Mind Brain Emotion được đào tạo tại Đại học Harvard, Mỹ.

Cô đã sáng tạo ra nhiều trò chơi mang tính giáo dục, các công cụ chăm sóc sức khỏe tâm thần để giúp trẻ em và người lớn phát triển các kỹ năng cần thiết.

Đồng thời, Jenny Woo là mẹ của 3 đứa con, vì thế cô có kinh nghiệm thực tế trong việc nuôi dạy con. Cô hiểu được những khó khăn trong việc nuôi dạy một đứa con có trí tuệ cảm xúc cao như thế nào.

Đối với Jenny Woo, cô học được cách hỗ trợ tốt nhất cho nhu cầu của con cái và cho cả chính bản thân mình. Dưới đây là 3 cụm từ mà cô thường xuyên sử dụng để giúp con mình có EQ cao.

Chuyên gia giáo dục Jenny Woo.

Chuyên gia giáo dục Jenny Woo.

1. "Cảm giác hiện tại của con như thế nào?"

Khi trẻ nổi cơn thịnh nộ, một phần là do chúng chưa đủ từ vựng diễn đạt nhằm thể hiện bản thân.

Bởi vậy, nhiệm vụ của cha mẹ là giúp trẻ hiểu hơn về cảm xúc đang có bằng cách dạy thêm những từ miêu tả về cảm xúc cá nhân.

Ví dụ, trẻ nói mình "buồn" là khi chúng thực sự cảm thấy cô đơn, xấu hổ hoặc bị hiểu lầm. Cha mẹ có thể giúp con nhận biết và diễn đạt cảm xúc cụ thể hơn bằng cách dạy chúng những cụm từ như "thất vọng", "chán nản" hay "lo lắng".

Ngoài ra người lớn có thể đưa những từ vựng miêu tả cảm xúc vào thói quen hàng ngày để củng cố thêm khả năng tự nhận thức của trẻ.

Ví dụ trong khi nghe hoặc hát một bài hát, hãy mô tả cảm xúc mà bài hát đó gợi lên trong trẻ. Khi cùng nhau xem một chương trình truyền hình, hãy trò chuyện về những cảm xúc mà nhân vật thể hiện - và trẻ sẽ cảm thấy thế nào trong tình huống tương tự.

Vào cuối ngày, hãy trò chuyện về những cảm xúc mà trẻ đã trải qua trong ngày hôm đó.

Sai lầm lớn nhất mà Jenny Woo quan sát thấy là cha mẹ thường dán nhãn cảm xúc là "tốt" hay "xấu".

Thay vì phán xét một cảm giác, cha mẹ nên tập trung vào việc giúp con hiểu cảm giác đó tiết lộ điều gì về giá trị và nhu cầu của trẻ.

2. "Mẹ thấy hôm nay tâm trạng của con không ổn lắm nhưng mà không sao cả"

Là cha mẹ, chúng ta thường cảm thấy bị áp lực phải giữ bình tĩnh và che giấu cảm xúc của mình, nhưng điều này có thể đặt ra một tiêu chuẩn không thực tế cho con cái.

Trớ trêu thay, cha mẹ càng kìm nén cảm xúc, khả năng điều đó có thể kích động một cơn la hét bộc phát càng cao.

Cha mẹ phải làm gương thể hiện cảm xúc lành mạnh bằng cách chia sẻ cảm xúc của mình theo cách mà con cái có thể hiểu được.

Điều này không có nghĩa là khiến trẻ choáng ngợp với những vấn đề của cha mẹ, hãy thể hiện việc cảm nhận nhiều loại cảm xúc và thảo luận về chúng một cách cởi mở là điều bình thường.

Ví dụ, nếu bạn đang tức giận một chuyện gì đó, thay vì che giấu điều đó hay giả vờ như không có chuyện gì xảy ra, hãy thành thật về sự khó chịu của mình cho con cái biết.

Khi cha mẹ công khai cảm xúc của mình, họ đang chứng minh cho con cái thấy rằng việc có những cảm xúc mạnh mẽ là điều bình thường.

Nếu cha mẹ là tấm gương phản chiếu của con cái, thì ngược lại, con cái cũng chính là tấm gương phản chiếu khả năng làm cha mẹ của bạn. Ảnh minh họa

Nếu cha mẹ là tấm gương phản chiếu của con cái, thì ngược lại, con cái cũng chính là tấm gương phản chiếu khả năng làm cha mẹ của bạn. Ảnh minh họa

3. "Cảm xúc của con là thật, nó có giá trị"

Cha mẹ cần quan tâm đến cảm xúc của trẻ bằng cách cùng điều chỉnh với chúng.

Theo đó, không được hạ thấp những cảm xúc vụn vặt của trẻ bằng những cụm từ mang tính bác bỏ như "cố phải chịu" hay "không có gì to tát cả". Đối với một đứa trẻ, cảm xúc là rất thật và có thể chiếm trọn tâm trí chúng.

Dưới đây là những gợi ý mà Jenny Woo khuyến nghị để giúp trẻ em và người lớn giải quyết các tình huống khó khăn:

- Hít một hơi thật chậm và sâu bằng mũi. Hãy tưởng tượng bạn đang tập hợp tất cả những cảm giác khó chịu. Thở ra và tưởng tượng mình đang thổi bay những cảm xúc đó như những đám mây đen. Hãy suy nghĩ: "Hít vào bình tĩnh, thở ra bão tố".

- Khi nghĩ về việc gì đáng xấu hổ mình đã làm, hãy thêm vào những chi tiết ngớ ngẩn, biến nó thành một câu chuyện cười.

- Hát thầm một giai điệu nào đó có thể làm dịu đi tâm trí đang tức giận.

Một đứa trẻ biết nhận diện cảm xúc, được lắng nghe, đồng cảm cũng có thể cảm nhận chính xác cảm giác của người khác.

Đến một thời điểm nhất định trẻ tự nhận thức được hành vi của mình ảnh hưởng như thế nào đến cảm xúc và suy nghĩ của mọi người xung quanh.

Khi trẻ có thể đứng trên lập trường của người khác mà nhìn nhận chứng tỏ trẻ có khả năng nắm bắt, đồng cảm cũng như xử lý xung đột một cách hòa bình.

Đây là thói quen tốt cần cho cuộc sống trong tương lai.

Dựa trên kinh nghiệm của mình, chị Phương đã đúc kết và viết ra cuốn sách "Tôi đã gửi ba đứa trẻ đến Harvard". Qua đó, có thể thấy rằng giáo dục gia...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Vy ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN