Chuyên gia chia sẻ về phương pháp giúp con tự học hiệu quả

Sự kiện: Dạy con

Nhiều ý kiến đồng tình việc đưa con đi học thêm kiến thức lớp 1 trước khi bước vào năm học mới nhưng cũng có người lại phản đối vì không muốn con áp lực. Vậy đâu là hành trang cha mẹ nên chuẩn bị cho con khi chuyển cấp?

Mặc dù năm học mới bắt đầu từ tháng 8, nhưng ngay từ sau Tết, chị Dương Thị Giang đã cho con 5 tuổi đi học các lớp học thêm tiếng việt và toán cơ bản. 

“Tôi thấy rất nhiều phụ huynh khác cho các con đi học trước khi vào lớp 1. Tôi cũng rất sốt ruột, nếu như không cho con đi học tôi sợ con mình sẽ học không theo kịp các bạn trong lớp sau này”, chị Dương Thị Giang, xã Văn Bình, huyện Thường Tín (Hà Nội) chia sẻ.

Còn với chị Nguyễn Thu Hằng (quận Hoàng Mai, Hà Nội), năm nay cũng có con đi học lớp 1 nhưng lại có ý kiến khác:“Tôi không đưa con đi học thêm, không phải là không chú trọng đến việc trang bị kiến thức. Tôi muốn con có tâm lý vui vẻ, thoải mái, thân thiện. Thay vì học trước, biết trước kiến thức sẽ dẫn đến sự chủ quan, bỏ bê học hành của con khi bước vào ngôi trường tiểu học”.

Nhiều ý kiến đồng tình việc đưa con đi học thêm kiến thức lớp 1 trước khi bước vào năm học mới. Song nhiều người lại phản đối vì không muốn con học quá nhiều dẫn tới áp lực.

Nhiều ý kiến đồng tình việc đưa con đi học thêm kiến thức lớp 1 trước khi bước vào năm học mới. Song nhiều người lại phản đối vì không muốn con học quá nhiều dẫn tới áp lực.

Theo Chuyên gia Giáo dục - TS Vũ Thu Hương: “Các mẹ thường hoảng sợ khi con chuẩn bị vào lớp 1: Sợ con không tự giác; sợ con không theo kịp bạn bè: sợ bài quá khó….và sợ đủ thứ. Vì thế, các phụ huynh thường tìm cách cho con học trước dù điều này lợi bất cập hại. Đồng thời, nhiều phụ huynh quên mất việc đầu tiên cần giáo dục cho con là tính tự giác khi còn nhỏ. Nếu con tự giác, việc học hành sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn”.

Làm thế nào để con có tính tự giác?

Theo TS Vũ Thu Hương, tính cách sẽ được hình thành từ các thói quen. Vậy làm sao để con có thói quen tự giác? Dưới đây là các công việc cha mẹ cần làm để con tự giác.

Không nhắc con phải làm việc gì

"Con đi tắm đi! Con ăn cơm chưa? Con nhai nhanh lên nào! Xúc nhanh cái tay lên!"

Điều cha mẹ muốn lúc này là con phải nhanh lên để cha mẹ còn làm việc khác. Tuy nhiên, việc nhắc nhở đó là cách nhanh nhất hủy diệt tính tự giác. Vậy thì đương nhiên không nhắc con làm việc gì hết. Nhưng không nhắc thì trẻ dễ ì ra, phải làm sao? Lúc này, các phụ huynh có thể tiếp tục bước thứ hai.

Cho con trả giá

Nếu con ăn chậm, cha mẹ đặt đồng hồ. Khi đồng hồ kêu reng 1 tiếng, cha mẹ thu bát, đổ cơm thừa, cho con ngừng ngay việc ăn lại. Con đói là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, nhịn 1 bữa có thể khiến con có cảm giác đói để bữa sau ăn nhanh hơn. Đồng thời, cha mẹ tuyệt đối không cho con ăn thêm thứ gì để con ngấm cơn đói lòng.

Trong các bữa sau, con sẽ ăn đúng thời gian quy định, thậm chí sớm hơn. Khi con ăn nhanh, cha mẹ đừng quên bày tỏ sự ngạc nhiên và ngưỡng mộ để khích lệ trẻ.

Nếu bữa nào cha mẹ cũng làm đúng như vậy, sau khoảng một tuần, con sẽ ăn nhanh hẳn lên, tự xúc và rất chăm chỉ tự giác ăn. Vậy là cha mẹ đã có thể yên tâm mục ăn uống rồi.

Phạt khi trẻ chậm chạp, ỷ lại

Con không tự giác đi tắm, cha mẹ phạt bằng cách không cho bé ăn đồ ăn vặt hoặc chơi trò chơi bé thích. Tính tự giác lập tức được hình thành để không bị mất đồ ăn, đồ chơi của mình.

Con không tự giác cất đồ chơi thì sẽ bị mất món đồ chơi con thích nhất. Trẻ sẽ học được tính tự giác từ chính sự trả giá như vậy.

Cha mẹ phải "nhanh chân chạy mất" khi con có dấu hiệu mè nheo

Buổi sáng khi thấy con rên rỉ, khóc lóc, mè nheo vì phải thức dậy mà. Cha mẹ phạt bằng cách đi thật nhanh, thậm chí thu xếp một hôm cho trẻ ở nhà vì chuẩn bị chậm. Trẻ sẽ khóc đau đớn nhưng sau vài lần là "nhanh như cắt" ngay!

Phải tự làm việc của mình

Tự đeo balo, tự đi giày dép, tự rửa mặt, đánh răng; Tắm xong phải cho quần áo vào máy giặt. Ăn xong phải tự rửa cái bát của mình. Đánh rơi cơm xuống phải tự nhặt. Đánh đổ nước phải tự lau....

Nếu không làm những việc trên, trẻ cần phải bị phạt. Các hình phạt như úp mặt vào tường có vẻ không sợ nhưng bố mẹ chơi trò chơi gì vui mà không cho mình chơi thì.... quá sợ. Các bạn sẽ làm ngay và luôn!

Ngoài ra TS Vũ Thu Hương cũng cho biết, mấy việc trên các bố mẹ cần làm liên tục trong thời gian từ 2 tháng trở lên thì con sẽ hình thành tính tự giác tốt nhất. Khi vào lớp 1, con sẽ tự làm bài tập được giao một cách nhanh chóng bởi vì đã có thói quen tự làm việc của mình. Khi đó cha mẹ cũng sẽ được giảm bớt áp lực học hành của con và chính mình.

“Tôi đã dạy đến cả 100 đứa trẻ tiền tiểu học và kết quả đều như tôi mong muốn: Vào lớp 1, dù không học trước nhưng tính tự giác cực kỳ cao nên các bạn học hành rất suôn sẻ, thuận lợi”, TS Vũ Thu Hương cho hay

Các chuyên gia khuyến cáo, phụ huynh không nên cố nhồi nhét, ép trẻ học sớm nếu con không thực sự hứng thú trong học tập. Ngược lại khi trẻ có nhu cầu thì cũng không nên ngăn cản, qua đó khuyến khích, động viên các con học tập dựa trên tinh thần chủ động và tự giác.

Nguồn: [Link nguồn]

3 cách giáo dục thần kỳ đưa con đến với thành công cha mẹ nào cũng cần phải biết

Giáo dục con trẻ cần sự kiên nhẫn của cha mẹ mới có thể đạt được thành công.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thảo Ly ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN