Chuyên gia chia sẻ giải pháp gốc rễ để tránh nỗi đau bạo lực học đường
Bạo lực ở lứa tuổi học trò giờ không chỉ diễn ra học sinh nam mà cả nữ, tính chất ngày càng nghiệm trọng dẫn tới các nỗi đau đáng tiếc. Ở độ tuổi “coi trời bằng vung”, trẻ dễ xảy ra bạo lực học đường và để tránh nỗi đau bạo lực học đường cần biết điều này.
Muôn vàn lí do dẫn tới bạo lực học đường
Sự việc học sinh lớp 10 ở Nghệ An tự tử nghi do bị bạo lực học đường đang khiến dư luận nhói lòng. Một lần nữa như một hồi chuông báo động vấn đề bạo lực học đường.
Tình trạng bạo lực học đường diễn ra không chỉ tăng về số vụ mà còn nguy hại về tính chất. Bạo lực ở tuổi học trò xảy ra với nhiều lí do. Nhiều học trò vì cái tôi sẵn sàng "coi trời bằng vung". Có những lí do hết sức đơn giản như chỉ vì người kia xinh đẹp được người khác yêu mến hơn; một cái nhìn "đểu"… mà sẵn sàng ra tay bạo lực với đối phương.
Phổ biến nhất là đánh nhau nhằm khẳng định bản thân, vị trí, vai trò ở trong lớp. Nhiều em đã dám đánh vào đầu bạn bằng ghế nhựa, gạch đá, thậm chí đánh hội đồng… Nhiều sự vụ được đưa lên mạng về việc cắt tóc, lột quần áo nhằm hạ nhục đối phương, quay video cảnh đánh đấm làm nhục… Chỉ cần search các từ khóa bạo lực học đường, là xuất hiện rất nhiều các vụ việc đau lòng.
Ảnh minh họa
TS tâm lý giáo dục Vũ Việt Anh - Giám đốc Học viện Thành công cho rằng, bạo lực học đường và đạo đức của học sinh phổ thông xuống cấp bởi chịu ảnh hưởng từ 3 tác động là gia đình – nhà trường – xã hội. Trong xã hội hiện đại, nhiều em vì bị lôi cuốn vào những tệ nạn khi được tiếp xúc với những nội dung đồi trụy. Nhiều trào lưu không sạch sẽ, phản giáo dục trên mạng xã hội, TikTok, YouTube… đã ảnh hưởng tới suy nghĩ, hành động của giới trẻ.
Về phía gia đình, không ít phụ huynh thiếu sự chia sẻ, quan tâm, buông lỏng trong việc giáo dục, học tập của con. Có bố mẹ lại nhiễm tệ nạn xã hội và trở thành tấm gương xấu, ảnh hưởng tới con. Nhiều người viện lí do kiếm tiền mà thiếu trách nhiệm giáo dục con. Ngược lại, có những người lại vì thương con không đúng cách. Họ sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu vật chất, song không hề quan tâm tới con để phát hiện những lỗi lầm, suy nghĩ lệch chuẩn.
Ở nhà trường, giáo dục đạo đức dù được quan tâm và đặt lên hàng đầu, thế nhưng không ít cán bộ quản lý chú trọng nhiều hơn đến chuyên môn, không đẩy mạnh giáo dục đạo đức lối sống học sinh. Còn những giáo viên làm công tác chủ nhiệm thiếu sâu sát rèn luyện đạo đức tác phong học trò, chưa chủ động trong việc phối hợp với các lực lượng khác giáo dục đạo đức cho học sinh.
Giải pháp gốc rễ đẩy lùi bạo lực học đường
Giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường, giáo dục hiệu quả đạo đức lối sống học sinh, theo TS Vũ Việt Anh cần đi vào gốc rễ vấn đề. Trong đó, không thể thiếu sự chung tay, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp ngành; nhà trường, gia đình và xã hội. Đặc biệt, mỗi thầy cô giáo cần thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong quá trình giáo dục tại trường lớp với biện pháp kỷ luật tích cực.
Trong thời đại hiện nay, giáo dục đạo đức và luân lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng một xã hội văn minh và phát triển. Trong một thế giới đầy biến động, các tình huống bất ngờ và khó khăn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đặc biệt là trong trường học. Việc giáo dục đạo đức và luân lý sẽ giúp học sinh và giáo viên có thể đối phó tốt với những tình huống không mong muốn có thể xảy ra. Nó còn giúp xây dựng một xã hội văn minh, một môi trường học tập lành mạnh, hạnh phúc.
Học sinh ở độ tuổi "nổi loạn" là lứa tuổi chuyển đổi tâm sinh lý nên rất dễ bị tổn thương, dễ bị sang chấn và khủng hoảng về tâm lý, tình cảm. Ở độ tuổi này, các em thường thiếu các kĩ năng sống cơ bản như kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng quản lý cảm xúc… Khi gặp một vấn đề khó khăn, nhiều khi không biết chia sẻ mà dẫn tới các hành động dại dột.
Chuyên gia tâm lý Vũ Việt Anh cho rằng, giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường, giáo dục hiệu quả đạo đức lối sống học sinh cần đi vào gốc rễ vấn đề
Đối với học sinh cần trang bị cho các em các kỹ năng giao tiếp ứng xử tự tin, quản lý cảm xúc và cách thức tìm sự giúp đỡ để bảo vệ quyền lợi của chính mình. Trong khi đó, giáo viên cũng cần trang bị kỹ năng quản lý lớp học, giao tiếp, kiểm soát cảm xúc, tìm hiểu các quy định pháp luật về khen thưởng, kỷ luật với học sinh, các kỹ năng xử lý tình huống để giúp học sinh phát triển toàn diện.
Quản lý cảm xúc là một quá trình không ngừng nghỉ, đòi hỏi sự nhận thức và chủ động trong việc điều chỉnh và kiểm soát cảm xúc của bản thân và người xung quanh. Chỉ khi chúng ta hiểu và chấp nhận cảm xúc của mình, chúng ta mới có thể sống hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống.
Theo chuyên gia, vai trò của phụ huynh trong quá trình quản lý cảm xúc của học sinh cũng rất quan trọng. Phụ huynh cần phải thường xuyên đặt câu hỏi, lắng nghe và quan tâm đến tâm trạng của con em mình. Họ cũng cần có kiến thức và kỹ năng để hỗ trợ con trong việc quản lý cảm xúc và xử lý các tình huống khó khăn.
Một số cách để giúp học sinh tự quản lý cảm xúc của mình. Đó là khuyến khích học sinh tập trung vào những điều tích cực, đặt mục tiêu và kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu đó. Họ cũng nên học cách thư giãn, tập trung vào hơi thở và giải tỏa căng thẳng.
Qua sự việc học sinh lớp 10 ở Nghệ An tự tử nghi do bị bạo lực học đường, các chuyên gia giáo dục cho rằng, mỗi khi học sinh có chuyện gì ấm ức hay buồn chán, gia đình và...
Nguồn: [Link nguồn]