Chuyên gia bày 'tuyệt chiêu' thay đổi nguyện vọng xét tuyển ĐH,CĐ

Thầy Vũ Khắc Ngọc, một giáo viên có tiếng trong lĩnh vực luyện thi online và thường xuyên tương tác với hàng chục nghìn thí sinh trước và sau mỗi kỳ thi THPT quốc gia cho rằng, nhiều thí sinh không hiểu về quy tắc thay đổi nguyện vong nên rất thiệt thòi.

Từ hôm nay, 22/7, Bộ GD&ĐT cho phép thí sinh bắt đầu được thay đổi các NV đã đăng ký từ trước. Tuy nhiên, thí sinh nên cân nhắc, xem xét thật kỹ trước khi thay đổi cũng như phải hiểu quy tắc để rải NV.

Trong kỳ thi THPT quốc gia, từ năm 2017, Bộ GD&ĐT thay đổi phương án xét tuyển theo hướng cho phép thí sinh được đăng ký không giới hạn NV. Điều này đem lại nhiều thuận lợi cho thí sinh nhưng nhiều em lại hiểu không đúng nghĩa hoặc hiểu không rõ nên sẽ sai lầm đăng ký, sắp xếp NV. Năm 2019, có thí sinh đăng ký lên tới 50 NV.

Theo quy định, từ hôm nay thí sinh có thể bổ sung NV theo 2 cách, trực tuyến và trực tiếp.

Chuyên gia bày 'tuyệt chiêu' thay đổi nguyện vọng xét tuyển ĐH,CĐ - 1

Nếu đăng ký trực tuyến, thí sinh chỉ được điều chỉnh NV chứ không được bổ sung số lượng NV và không điều chỉnh ưu tiên khu vực hoặc ưu tiên đối tượng. 

Ngoài ra, thí sinh có thể đến trực tiếp dến nơi đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển trước đây để điều chỉnh trên phiếu.

Nên rải nguyện vọng từ cao xuống thấp

Theo thầy Ngọc, đầu tiên thí sinh phải sắp xếp các NV theo thứ tự điểm chuẩn dự kiến từ cao xuống thấp. Kể cả thí sinh chưa tự tin mình sẽ đỗ ngành, trường có mức điểm hơi cao, nhưng nếu thí sinh đăng ký NV thấp lên trước thì kể cả thừa điểm tuyển sinh, thí sinh cũng sẽ bị trước cũng chỉ đỗ NV2 vì quy định của Bộ đã đỗ NV1 thì không được xét NV2. Như vậy sẽ rất thiệt thòi cho thí sinh.

Nguyên tắc thứ 2 là  thí sinh rải nguyện vọng “cách đều” mục tiêu mình mong muốn. Quy trình, là thí sinh hãy lấy mức điểm của mình làm chuẩn rồi rải hồ sơ ra xung quanh với mức điểm chuẩn cộng, trừ từ 0,5 đến 1 điểm. 

Bởi vì có nhiều thí sinh đăng ký NV1 và NV2 có khi cách nhau tới 3 điểm. Đăng ký như vậy sẽ mất hết lợi thế mà Bộ GD&ĐT đã tạo ra cho thí sinh. 

Ví dụ, thí sinh có điểm là 23 thì rải ra khoảng 6-8-10 NV từ vùng 20,5 đến 24,5 theo thứ tự: NV1 là 24,5 điểm; NV2 là 24.0 điểm; NV3 là 23,5 điểm.

Theo thầy Ngọc, với khoảng cách như vậy đủ để “cầu may” và cũng đủ để phòng trừ rủi ro. “Bước sóng” như vậy cũng đủ để đảm bảo cho thí sinh luôn luôn đỗ vào ngành có điểm chuẩn cao nhất có thể”. Ví dụ, thí sinh được 23,5 điểm, nêú NV1 24 điểm (trượt) thì NV2 của em là 21 sẽ đỗ ở mức thừa 2,5 điểm vô cùng lãng phí. Vì thế, khi “rải” ra các các mức 23,5; 23.0….kiểu gì thí sinh cũng đỗ vào ngành “xịn”.

Thầy Ngọc cũng nhấn mạnh nguyên tắc tập trung các NV vào nhóm 2-3 ngành có liên quan. “Đam mê” là hoàn toàn cảm tính mà hãy trung thực với bản thân để đánh giá đúng năng lực, xem mình phù hợp với điều gì nhất. 

Thầy Ngọc khuyên, mỗi thí sinh nên vạch ra cho mình 1-3 nhóm ngành liên quan để tập trung rải NV vào đó. Trong một ngành học, thường chỉ có 1 vài trường đỉnh cao về đó, khi chọn ngành, có mức điểm hợp lý, hãy chọn trường top trên. Vì thế, nên lựa chọn 2-3 nhóm ngành để lựa chọn. Ví dụ, nếu mục tiêu của thí sinh là ĐH Y, nên thêm phương án 2 là “Công nghệ sinh học/ thực phẩm/ môi trường và nên chọn các trường như ĐH Bách Khoa, ĐH KHTN; ĐH Nông nghiệp…là những trường có ngành học như vậy rất tốt. 

Thí sinh cần lưu ý gì khi điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học?

Hôm nay (22/7), thí sinh bắt đầu điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng và trung cấp (ĐH, CĐ,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Hà ([Tên nguồn])
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN