Chương trình Ngữ Văn mới bắt buộc dạy những tác phẩm nào?
Được biết, với môn Ngữ văn trong chương trình mới sẽ chỉ gồm 6 tác phẩm bắt buộc. Cụ thể là: Bài thơ Thần, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và Tuyên ngôn độc lập.
Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT thì trong tháng 1/2018 dự thảo các các chương trình môn học sẽ được đăng tải lên cổng thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT để xin ý kiến người dân.
Được biết, chương trình bộ môn được biên soạn theo chương trình tổng thể nên đảm bảo tính nhất quán, liên thông, phù hợp học sinh các cấp và đảm bảo định hướng chung của chương trình.
Môn Ngữ văn trong chương trình mới sẽ chỉ gồm 6 tác phẩm bắt buộc (ảnh minh họa)
Theo chia sẻ của GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình GDPT tổng thể thì đối với môn Ngữ văn trong chương trình mới sẽ chỉ gồm 6 tác phẩm bắt buộc. Cụ thể là: Bài thơ Thần, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và Tuyên ngôn độc lập. Chương trình tiếng Việt/Ngữ văn mới được xây dựng theo hướng mở, không quy định chi tiết về nội dung dạy học và các văn bản cụ thể mà chú trọng đến những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nghe và nói.
Chương trình môn Ngữ văn sẽ chú trọng hình thành phương pháp đọc hiểu, cách tạo lập văn bản, thực hành, vận dụng nhiều kiểu loại văn bản khác nhau, cách trình bày, nhằm phát triển năng lực giao tiếp, năng lực thẩm mỹ của người học.
Còn môn Lịch sử ở tiểu học sẽ chủ yếu dạy những câu chuyện, có chủ đề gần gũi cuộc sống. Đây cũng là hướng thiết kế các môn Tự nhiên & Xã hội và Lịch sử & Địa lý ở bậc tiểu học.
Ví dụ, khi dạy về thời đại Hùng Vương, có thể hướng dẫn học sinh kể chuyện về Lạc Long Quân và Âu Cơ, về Thánh Gióng... kết hợp với việc tìm hiểu về trống đồng, lưỡi cày đồng, mũi tên đồng…. Qua đó, học sinh nắm được cái lõi lịch sử về thời đại Hùng Vương tổ tiên ta trồng lúa, đoàn kết đánh giặc như thế nào.
Đến cấp THCS, phân môn Lịch sử sẽ dạy thông sử theo tiến trình lịch sử. Nhưng điểm khác biệt so với trước là lịch sử Việt Nam sẽ được đặt trong lịch sử thế giới ở từng giai đoạn chứ không tách riêng.
Cấp THPT, môn Lịch sử sẽ dạy theo các chuyên đề sâu. Việc ghi nhớ, học thuộc lòng số liệu, sự kiện sẽ giảm bớt đáng kể, chỉ chú trọng các bài học, ý nghĩa lịch sử.
Với hoạt động trải nghiệm: Sẽ có 4 nhóm nội dung hoạt động trải nghiệm gồm nhóm nội dung: Hoạt động phát triển cá nhân; nhóm hoạt động lao động, nhóm hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng; nhóm hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
4 nhóm này nhằm thực hiện 3 mục tiêu cơ bản của hoạt động trải nghiệm là: Năng lực thích ứng với cuộc sống; năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; năng lực định hướng nghề nghiệp.
PGS Đỗ Ngọc Thống, Tổng chủ biên chương trình môn Ngữ văn mới, cho rằng quan điểm đưa tác phẩm Chí Phèo ra khỏi sách...