Chúa nào mở mang 'nghìn dặm' bờ cõi phía nam

Sự kiện: Giáo dục

Là chúa thứ sáu của chính quyền Đàng Trong, ông có công lớn trong việc mở mang "nghìn dặm" bờ cõi phía nam. Với 34 năm cầm quyền, ông được đánh giá là một nhà văn hóa đầy nhân văn - một Phật Hoàng thứ hai của đất nước.

Đáp án câu 1:

Đáp án B. Nguyễn Phúc Chu sinh năm 1675. Năm 1691, khi mới 17 tuổi, chúa cha Nguyễn Phúc Thái qua đời. Phúc Chu được nối ngôi, trở thành vị chúa Nguyễn thứ sáu của chính quyền Đàng Trong. Trong thời gian chúa Phúc Chu trị vì (từ năm 1691 đến năm 1725), lãnh thổ Đại Việt được mở rộng đáng kể sau nhiều cuộc chiến với Chiêm Thành và Chân Lạp. Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu cử quan lại của triều đình vào kinh lược xứ Đồng Nai, nơi có sẵn nhiều cư dân người Việt làm ăn sinh sống từ những năm đầu của thế kỷ. Viên quan được lãnh trách nhiệm này là Nguyễn Hữu Kính (còn gọi là Nguyễn Hữu Cảnh). Theo Đại Nam thực lục tiền biên, chúa Nguyễn Phúc Chu "sai Thống suất Nguyễn Hữu Kính kinh lược đất Chân Lạp, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phúc Long, dựng dinh Trấn Biên (tức Biên Hòa), lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn (tức Gia Định)". Mỗi dinh này đều được thiết lập bộ máy quan chức giống ở các nơi khác. Đến đây, chính quyền họ Nguyễn đã "mở rộng đất được nghìn dặm" và tăng dân số được "hơn bốn vạn hộ". Sau khi ổn định về mặt tổ chức hành chính, những dân xiêu dạt từ Bố Chính trở vào nam được đưa đến ở và canh tác cho đông đúc rồi tiếp tục thiết lập xã, thôn, phường, ấp, chia cắt giới phận, khai khẩn ruộng nương, định lệnh thuế tô dung, làm sổ đinh điền. Chúa lấy người Thanh (Trung Quốc) buôn bán ở Trấn Biên lập làm xã Thanh Hà, ở Phiên Trấn lập thành xã Minh Hương. Từ đó người Thanh ở đây buôn bán đều trở thành cư dân thuộc chính quyền các chúa Nguyễn. Với việc kiện toàn nhiều mặt như trên, vùng đất Gia Định cho đến cuối thế kỷ 17 thực sự trở thành một đơn vị hành chính quan trọng của chính quyền các chúa Nguyễn, đồng thời cũng trở thành trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế và văn hóa quan trọng của cả vùng đất Nam Bộ. Trước đó, Gia Định thuộc Chân Lạp. Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần, Chân Lạp thần phục họ Nguyễn nên chúa đã cho người đến vùng đất này khai phá.

1

 Vùng đất Gia Định thực sự trở thành đơn vị hành chính của Việt Nam dưới thời chúa nào?

Nguồn: [Link nguồn]

Vị vua đầu tiên nào của nước Việt xuất gia đi tu?

Ông là vị hoàng đế thứ tám của nhà Lý, đau yếu luôn, không đi đâu được, lại không sinh được hoàng tử, chỉ có toàn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Châu Anh ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN