Chưa làm rõ gian lận thi, Sơn La lại vội đưa Khá bảnh vào đề văn

Sự kiện: Giáo dục

Mới đây, việc trường THPT Mường Bú (tỉnh Sơn La) đưa nhân vật Khá Bảnh vào đề thi học kì 2 môn Ngữ văn khối 12 lại tiếp tục làm dấy lên nhiều ý kiến trái chiều.

Khá Bảnh lại được “hâm mộ”?

Cụ thể, đề thi Văn THPT Mường Bú đã tổng hợp một đoạn văn viết về nhân vật Khá Bảnh - một hiện tượng mạng của giới giang hồ vừa bị bắt vì tội đánh bạc. Đề thi văn này cũng nêu rõ việc Khá Bảnh nổi tiếng trên mạng xã hội với điệu múa quạt và có những hành động điên rồ như dàn hàng ngang ra cao tốc chụp ảnh, nhưng lại được giới trẻ thần tượng, ngưỡng mộ.

Nhiều giáo viên, chuyên gia cũng lên tiếng phản đối và cho rằng những đề thi nêu hiện tượng tiêu cực, là mạo hiểm và là một phép thử mạo hiểm.

Nhận xét về đề thi nhắc đến Khá Bảnh của trường THPT Mường Bú (Sơn La), cô giáo Đỗ Thị Hà, giáo viên dạy văn của một trường THCS của Hà Nội cho rằng, cho nghị luận về hình tượng Khá Bảnh là chưa hợp lý vì thực sự có nhiều vấn đề khác và hiện tượng khác nên đưa vào sẽ tốt hơn.

Cô Hà cũng cho rằng, đây là vấn đề nổi cộm thời gian gần đây nhưng việc đề Văn cho hình tượng này vẫn thấy bất ngờ vì đây hiện tượng còn nhiều tranh cãi, không phải là hình tượng tốt để lan truyền.

Còn cô giáo Nguyễn Đình Thị Thủy, giáo viên dạy văn trường THPT Hoài Đức A cho rằng, chính Bộ GD&ĐT mấy năm trước cũng cho đề về văn hoá thần tượng của giới trẻ cũng gây tranh luận. Vì trước đó ban nhạc Super Junio sang, giới trẻ lăn lê, hôn ghế đánh bạc vừa xuất hiện trong một đề thi học sinh giỏi lớp 11 ở một trường THPT tại Hải Phòng. Ngay lập tức, đề thi này đã tạo nên nhiều tranh luận trái chiều.

Mới đây, kỳ thi học sinh giỏi lớp 11 của Trường THPT Kiến Thụy (Hải Phòng) vừa đưa Khá "bảnh" - một nhân vật vừa bị công an bắt giữ về hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc vào đề thi.

Cụ thể câu 1 (3 điểm): Hiện tượng mạng Khá "bảnh" với đời tư bất hảo vẫn được chào đón như thần tượng ở Yên Bái.

"Xuất hiện trên mạng xã hội cách đây khá lâu, Ngô Bá Khá (hay còn gọi là Khá "bảnh", SN 1993, quê Bắc Ninh) nổi tiếng với điệu nhảy "múa quạt", còn được dân mạng gọi với cái tên "VinaHey".

Sau đó, Khá "bảnh" được biết đến nhiều hơn với những clip hướng dẫn "quẩy" trong bar, livestream nói tục, chửi thề, những phát ngôn gây sốc, thậm chí là làm phim ngắn về "tình nghĩa giang hồ". 

Mới đây nhất, tên giang hồ này cùng nhóm bạn thân dàn hàng ngang chụp hình trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng khiến cơ quan chức năng phải vào cuộc xử lý. 

Dù được biết đến với đời tư bất hảo và nhiều tai tiếng, nhưng điều khó hiểu là Khá "bảnh" lại có một lượng "fan" hâm mô rất hùng hậu. Trang Facebook của thanh niên này có hơn 600.000 lượt theo dõi, kênh Youtube cá nhân cũng có hơn 2 triệu lượt đăng ký, con số khiến nhiều nghệ sĩ chân chính phải "chào thua". Mỗi clip của Khá "bảnh" đều thu hút tới hàng trăm nghìn đến cả chục triệu lượt xem với nhiều lượt tương tác, bình luận.

Không chỉ nổi tiếng trên mạng xã hội, gần đây nhất, trong một vài hình ảnh đang lan truyền mạnh mẽ, Khá "bảnh" được học sinh, người lớn vây kín xin chụp ảnh, chữ ký và đón tiếp như một ngôi sao khi xuất hiện gần một trường THPT ở thành phố Yên Bái”.

Đề thi yêu cầu học sinh viết một đoạn văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng được đề cập trong bài viết.

Chưa làm rõ gian lận thi, Sơn La lại vội đưa Khá bảnh vào đề văn - 1

Khá Bảnh vào đề thi Ngữ văn của trường THPT Mường Bú, Sơn La.

Xu hướng thực tế đương đại có nên?

Về đề thi này, TS Ngữ Văn Trịnh Thu Tuyết cho rằng, mấy năm gần đây xu hướng đưa những hiện tượng xã hội thực tế đương đại vào đề thi Ngữ văn trường THPT đây là một xu hướng rất tích cực. Bởi vì có giá trị rút ngắn khoảng cách giữa văn chương với cuộc đời, khoảng cách nhà trường và xã hội,  và làm tăng thêm hứng thú cũng như hấp dẫn của văn chương với học trò.

Với đề cụ thể như nêu quan điểm về hiện tượng Khá Bảnh, TS Thu Tuyết cho rằng, với tôi, sẽ không bao giờ chọn vì nhiều nguyên nhân.

Nguyên nhân thứ nhất, TS Thu Tuyết cho rằng, nhà trường là một môi trường mô phạm, đề thi nói chung cũng như đề văn nói riêng đòi hỏi tính quy phạm và đặc biệt là tính chuẩn mực. Khi tôi nói đến tính cập nhật của văn chương cũng như hứng thú của học trò với đề thi thì chỉ là một phương thức, là con đường hướng đến cái đích là hướng học trò giá trị chân- thiện- mỹ.

"Đưa một hiện tượng rất nhiều ý kiến trái chiều vào một đề thi văn như thế theo tôi là một phép thử mạo hiểm hơn là thể hiện đổi mới cũng như trách nhiệm của người ra đề"- TS Thu Tuyết nêu quan điểm.

TS Trịnh Thu Tuyết  lập luận: bây giờ tôi đặt giả thiết một bài văn, một học trò viết văn phạm rất chuẩn mực, lập luận chặt chẽ, lí lẽ rất đanh thép, tức là đạt tất cả tiêu chí để thuyết phục vấn đề nào đó, một quan điểm nghị luận nào đó và cổ súy cho xã hội trên thì sẽ được bao nhiêu điểm?

Ở nguyên nhân thứ hai, một hiện tượng xã hội trong đề thi của Hải Phòng hay hiện tượng xã hội của các cô gái cách đây mấy năm vào đề thi học sinh giỏi một số tỉnh như đưa ra quan điểm: "Không có tiền thì cạp đất mà ăn à"?, TS Thu Tuyết cho rằng, với việc đưa những hiện tượng như thế vào đề thi nó không chỉ là một phép thử mạo hiểm với nhân cách của học trò, bản lĩnh của học trò mà vô hình chung chúng ta cấp thêm một tầm vóc cho những hiện tượng, những giá trị chưa đủ tầm của nó.

PGS Bùi Hiền, Nguyên phó Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội, nhân vật phản diện như Khá Bảnh không nên đưa vào đề thi làm gì vì không mang tính giáo dục tích cực. Bù lại, nó gây tò mò thêm cho các em học sinh”.

"Tôi cho rằng đưa nhân vật Khá Bảnh vào đề thi, nếu nói về sư phạm, đó là một sai lầm" - GS. Bùi Hiền nhấn mạnh.

Thực tế, nhiều vấn đề thời sự, có rất nhiều tấm gương, hình tượng đẹp để học sinh thể hiện quan điểm để bình luận, phân tích, đánh giá, tại sao không đưa vào đề thi mà phải đưa một nhân vật nhiều tiêu cực đến thế. 

“Vô hình chung, đề thi không mang tính giáo dục, không khơi gợi những điều đẹp đẽ trong văn học mà nó ảnh hưởng ngược lại. Những học sinh khi chưa đủ trình độ, sự phân tích sẽ khai thác nhân vật theo chiều hướng không lành mạnh vì nhân vật này là tội phạm, giang hồ, kẻ chơi cờ bạc,…”- PGS Bùi Hiền nói.

Sở GD-ĐT Hải Phòng lên tiếng việc Khá ”bảnh” vào đề thi học sinh giỏi Văn

Có nhiều ý kiến cho rằng, việc đưa hình ảnh Khá “bảnh” vào đề thi sẽ gây ảnh hưởng không tốt đối với học sinh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Hợp ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN