Chọn 'cửa' nào nếu trượt đại học?

Đến thời điểm này, hầu hết các trường ĐH,CĐ đã công bố điểm thi. Bên cạnh niềm vui nhưng không ít thí sinh phải đối mặt với áp lực khi thi trượt.

Ngay sau khi biết điểm thi một số thí sinh biết có khả năng không đỗ ĐH đã có những hành động rất tiêu cực như tự sát, bỏ nhà hoặc rơi vào chứng bệnh tự kỷ…

Sụp đổ khi trượt đại học

Thành Nam (thi trường ĐH Kinh doanh và công nghệ, Hà Nội) đã có những biểu hiện lạ như căng thẳng, ngẩn ngơ chỉ vì biết điểm thi không đủ xét tuyển vào trường CĐ như dự tính. Cả nhà “tá hỏa” khi thấy Nam tự giam mình trong phòng, nếu có ra ngoài thì tâm trạng lúc nào cũng bần thần hoặc thẫn thờ. Thấy Nam như vậy gia đình liền tổ chức một chuyến đi nghỉ mát vào Đà Nẵng. Sau đó, tìm cách khuyên bảo, động viên Nam.

Chọn 'cửa' nào nếu trượt đại học? - 1

Thí sinh cần dũng cảm để vượt qua áp lực thi cử (Ảnh: Kim Anh)

Không dễ nguôi ngoai như Nam, Thu Phượng (thi trường ĐH Khoa học tự nhiên, Hà Nội) là một học sinh giỏi suốt 12 năm học nên việc đỗ ĐH là một chuyện đương nhiên. Thế nhưng khi chỉ đạt 16 điểm khối A Phượng đã rất sốc. Phượng không đi ra ngoài, bẻ sim điện thoại, không liên lạc với ai. Cảm giác mất tất cả rồi lo sợ… luôn ám ảnh Phượng.

Tận dụng mọi cơ hội

TS Lê Thị Thanh Mai, Phó trưởng ban Đại học và Sau Đại học, thành viên Nhóm nghiên cứu hướng nghiệp ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng cơ hội học tập đối với học sinh tốt nghiệp THPT là rất nhiều. Các em không nên có tâm lý chờ thi lại năm sau, trừ ngành y. Nên chọn ngành gần giống để đăng ký đi học luôn ở trường khác. Chưa kể, khi học những trường đa ngạch, đa lĩnh vực, các em có thể học và tích lũy thêm tín chỉ ở ngạch khác. Khi đủ điều kiện tốt nghiệp ngạch 1, các em có thể đồng thời đăng ký tốt nghiệp ngạch 2.

Phụ huynh phải ý thức rõ con đường lập nghiệp của trẻ không phải duy nhất là ĐH, mà còn nhiều hình thức khác. Đừng đặt kì vọng quá cao như thế là tạo ra sức ép vì còn phụ thuộc vào khả năng, năng lực, trình độ… của các em. Ngay bản thân học sinh cũng nên ý thức nếu có năng lực thật sự thì mới thi ĐH. Gia đình cần động viên, không tạo sức ép cho học sinh, và giáo dục cho trẻ biết chấp nhận thất bại. Học sinh phải chọn lựa công việc phù hợp với năng lực và đam mê của mình. Và cần thay đổi cách nhìn không chỉ có ở thành phố lớn mới lập nghiệp được.
PGS.TS Tâm lý học Nguyễn Hồi Loan

Học liên thông từ trung cấp lên CĐ, ĐH là phương án được lựa chọn nhiều. Bốn năm trước Lê Mỹ Nhuần (ĐH Bình Dương, Bình Dương) đã từ chối giấy trúng tuyển ngành Thủy sản (ĐH Quảng Bình, Quảng Bình) để vào Nam học kế toán. Ban ngày làm bảo mẫu, tối đi học, Nhuần tự đảm bảo cuộc sống cho mình, lại vừa có tiền gửi về cho gia đình. Tốt nghiệp trung cấp, đi làm, Nhuần tiếp tục học liên thông lên ĐH. Hiện nay, Nhuần đang là sinh viên năm cuối ĐH Bình Dương. Nhuần chia sẻ, tuy chậm hơn các bạn cùng trang lứa song em không hối hận về lựa chọn của mình.

TS Mai chia sẻ thêm văn hóa Việt Nam xưa nay con cái được cha mẹ bao bọc kĩ nên sự tự lập không được như trẻ nước ngoài. Cho nên, chỉ cần gặp thất bại nào đó các em rất dễ bị hụt hẫng. Trường hợp này, cứu cánh duy nhất cho các em là phụ huynh. Vì vậy trong tương lai, giáo viên nên tạo những tình huống để các em biết xử lý khi gặp thất bại và nên tạo môi trường để trẻ em tự lập nhiều hơn. Đối với những thí sinh có khả năng đỗ ĐH nhưng trong quá trình thi do sơ suất trượt, các em sẽ dễ buồn chán nhưng cần bình tĩnh, đọc kỹ thông tin NV2 của các trường trong cùng nhóm ngành quan tâm để chọn lựa. Còn nhóm thí sinh muốn thử sức mình dù biết rằng không vào được trường thì khi có kết quả nên chọn NV2 sát với mức điểm của mình hơn.

Tra cứu điểm thi, điểm chuẩn nhanh nhất tại diemthi.24h.com.vn

Bạn muốn là người biết Điểm Chuẩn ĐH-CĐ 2012 Nhanh nhất, chính xác nhất! Hãy soạn tin:

DC MÃTRƯỜNG NĂM gửi đến 8502

Ví Dụ: Để tra điểm chuẩn năm 2012 của trường ĐH Kinh tế quốc dân soạn tin:

DC KHA gửi đến số 8502, để tra điểm chuẩn năm 2011 soạn DC KHA 2011 gửi đến số 8502.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuyết Nga (Đất Việt)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN