Cho trẻ xem tivi mỗi ngày suốt nhiều năm, ai cũng sốc khi thấy hậu quả nó để lại

Sự kiện: Dạy con

Không thể phủ nhận cho trẻ xem ti vi trong lúc cha mẹ bận bịu rất có lợi, nhưng về lâu dài nếu không kiểm soát thì sẽ khiến trẻ nhận lấy nhiều hậu quả nguy hiểm.

Tiểu Vũ (3 tuổi) được sinh ra ở Thâm Quyến, Trung Quốc. Khi được cô giáo dẫn vào công viên, hầu như cậu bé không hứng thú với bất cứ điều gì. Thế nhưng, khi cô giáo mở video thì cậu bé lại xem rất chăm chú. Khi xem xong video thì cậu bé có rất nhiều phản ứng không bình thường.

Liên lạc với bố mẹ của Tiểu Vũ, cô giáo biết được nguyên nhân thực sự. Vì Tiểu Vũ mới có thêm một đứa em nên người mẹ rất bận bịu. Mỗi khi cho em gái Tiểu Vũ ăn, dỗ ngủ, thay tã thì người mẹ phải bật tivi cho cậu bé ngồi xem hoạt hình 1 mình. Sau một thời gian dài, Tiểu Vũ trở nên nghiện xem tivi, nếu không được xem cậu bé sẽ nổi giận.

Không lâu sau đó, trong một cuộc kiểm tra thể chất, Tiểu Vũ được chẩn đoán là mắc chứng loạn thị cao. Khoảnh khắc nghe thông báo, mẹ của Tiểu Vũ đã khóc rất nhiều.

Cho trẻ xem tivi mỗi ngày suốt nhiều năm, ai cũng sốc khi thấy hậu quả nó để lại - 1

Ảnh minh họa

Hậu quả trẻ em xem tivi quá mức là rất nhiều. Vào lúc tan trường, bạn sẽ thấy có rất nhiều em tiểu học nhưng đã phải đeo cặp kính rất dày. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, khi nhìn những đứa trẻ như vậy, không ít người phải giật mình trước thói quen hằng ngày của chúng. Nhưng điều đáng nói nhất là không ít bậc cha mẹ nghĩ rằng xem tivi chỉ ảnh hưởng đến tầm nhìn, điều này là sai lầm.

Xem tivi ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

Có một nhà giáo dục đã làm 1 thí nghiệm: chia trẻ cùng độ tuổi ra làm 2 nhóm, nhóm 1 nghe giáo viên kể chuyện, nhóm 2 xem phim hoạt hình về Bạch Tuyết, sau đó 2 nhóm sẽ vẽ nàng Bạch Tuyết. Kết quả nhóm 1 thêm rất nhiều chi tiết khác vào cùng với Bạch Tuyết, trong khi nhóm 2 lại vẽ Bạch Tuyết khá giống với những gì chúng xem.

Cho trẻ xem tivi mỗi ngày suốt nhiều năm, ai cũng sốc khi thấy hậu quả nó để lại - 2

Điều này chứng tỏ phương pháp học thông qua xem video không chỉ hạn chế suy nghĩ của trẻ, mà còn kìm hãm trí tưởng tượng và sáng tạo.

Không chỉ vậy, việc phụ thuộc quá nhiều vào việc xem tivi cũng dẫn tới sự thiếu tập trung, gây khó khăn trong việc học ở lớp, kỹ năng xã hội yếu, hạn chế thời gian tập thể dục ngoài trời.

Làm thế nào để việc xem tivi trở nên có lợi hơn là hại?

Mặc dù không ủng hộ việc xem tivi, nhưng chúng ta cũng không thể ngăn cản trẻ xem. Nếu cha mẹ nắm vững được những quy tắc sau, việc xem tivi sẽ không gây hại cho trẻ.

Cho trẻ xem tivi mỗi ngày suốt nhiều năm, ai cũng sốc khi thấy hậu quả nó để lại - 3

- Thiết lập khung thời gian xem

Đặt ra quy tắc trẻ có thể xem hay không xem vào khi nào. Ví dụ, không được xem tivi trong khi ăn hoặc làm bài tập về nhà.

Thỏa thuận với trẻ thời gian xem, thông thường là khoảng 20 phút cho một bộ phim hoạt hình. Nếu trẻ tuân thủ quy tắc, cha mẹ tích cực khen ngợi.

- Sau khi xem tivi thì nói chuyện với cha mẹ về nội dung đã xem

Đối với trẻ nhỏ, việc kể lại nội dung mình đã xem giúp chúng hiểu rõ hơn những gì là đúng sự thật hoặc không đúng. Những cuộc nói chuyện giữa cha mẹ và con cái giúp rèn luyện ngôn ngữ và khả năng tư duy của trẻ.

- Chọn chương trình phù hợp với trẻ em

Trẻ em dưới 2 tuổi không nên cho xem tivi mà nên cho nghe nhạc nhẹ nhàng. Đối với trẻ mẫu giáo từ 3-6 tuổi, nên chọn các kênh hoạt hình dành riêng cho trẻ. Trẻ trên 6 tuổi thì nên xem các video về động vật, thực vật, lịch sử, nhân văn... Phim tài liệu luôn được coi là tài nguyên giáo dục rất tốt.

- Cha mẹ làm gương cho trẻ

Muốn con mình hạn chế xem tivi thì bản thân cha mẹ cũng cần phải làm gương cho con, tích cực đọc nhiều sách, giảm sự cám dỗ vào điện thoại... để trẻ bắt chước theo.

Kiên trì làm theo những quy tắc này, sự hứng thú của trẻ với tivi theo thời gian sẽ tự nhiên giảm xuống. Đừng bao giờ coi việc xem tivi như một phần thưởng hay hình phạt, nó sẽ mang lại những hậu quả rất tiêu cực.

Nguồn: [Link nguồn]

10 cách dạy con này khiến trẻ ngày càng thông minh và quấn quít bố mẹ

Muốn con mình thành công sau này, chắc chắn bố mẹ cần phải áp dụng việc giáo dục sớm một cách khoa học.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN