“Chạy việc” khó, nhiều giáo viên “mai phục” dạy hợp đồng mãi không được biên chế
“Ở địa phương “chạy việc” rất khó, nhiều giáo viên “mai phục” dạy hợp đồng mãi không được vào biên chế là câu chuyện có thật”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay.
Sáng 21/8 Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2016 – 2017 và triển khai nhiệm vụ năm học 2017 – 2018
Sáng 21/8 Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2016 – 2017 và triển khai nhiệm vụ năm học 2017 – 2018. Hội nghị được tổ chức trực tuyến tại 63 điểm cầu của 63 tỉnh thành.
Phát biểu tại hội nghị, thầy Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội chia sẻ: “Vừa qua xảy ra tình trạng điểm vào các trường top trên rất cao nhưng điểm vào nhiều trường sư phạm nhất là khối cao đẳng điểm tương đối thấp.
Điều này đã anh hưởng không nhỏ đến tâm tư nguyện vọng của thí sinh vào sư phạm. Tôi đề nghị Bộ GD&ĐT sớm quy hoạch lại các trường sư phạm, các phân khúc các trường ĐH, CĐ.
Chúng ta không để xảy ra tình trạng các trường ĐH, CĐ cố tuyển sinh vì sự tồn tại của họ. Sớm kiểm định chất lượng các cơ sở đào tạo sư phạm, cam kết chất lượng đào tạo để nhà nước đặt hàng.
Với các trường sư phạm phải xây dựng chương trình đào tạo để có những cơ sở đào tạo chất lượng cao”.
Cũng tại hội nghị tổng kết năm học 2016 – 2017 và triển khai nhiệm vụ năm học mới 2017 – 2018, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay: “Kỳ thi THPT quốc gia vừa qua tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, về cơ bản chúng ta thực hiện tương đối tốt. Hiện nay có 23 trường tự chủ ĐH theo đúng nghĩa.
Tuy nhiên, ngành giáo dục vẫn còn tồn tại nhiều bất cập: Quản lý nhà nước, quản trị ĐH, các trường phổ thông, mầm non còn rất nhiều quy định cứng nhắc, theo kiểu “cầm tay chỉ việc”. Những quy định nào không còn phù hợp với tình hình thực tế cần phải “tháo gỡ”.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng cho rằng, hiện nay vẫn còn không ít các kỳ thi mang bệnh thành tích chưa thực sự vì học sinh. Chúng ta phải tư duy lại thực sự vì học sinh chứ đừng vì người lớn.
Giáo dục người lớn, học tập suốt đời chưa được chú trọng. Cần tập trung chỉ đạo: Từ mẫu giáo và tiểu học phải quan tâm đến việc dạy người, phải làm mạnh mẽ, thực chất, giáo dục thiết thực, phải dạy cho trẻ sự nhân hậu, vệ sinh hay cả vấn đề thể dục thể thao. Phải biết yêu lao động trân trọng những người lao động.
“Câu chuyện thừa thiếu giáo viên cục bộ, đặc biệt là giáo viên mầm non thiếu 20.000 người và cả tiểu học. Trong khi nhiều giáo viên bậc học thừa thì không đào tạo chuyển đổi. Có thể thấy, để xảy ra tình trạng này trách nhiệm thuộc về Bộ GD&DTvà các địa phương”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ.
Cũng tại hội nghị, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết thêm: “Về công tác triển khai chương trình sách giáo khoa mới như hiện nay còn chậm đặc biệt là nội dung tinh thần đổi mới sách giáo khoa. Chương trình sách giáo khoa mới đã có bước chú trọng nhưng chưa chú ý đến “dạy người một cách toàn diện” từ việc vệ sinh trường lớp, bạo lực học đường, tệ nạn học sinh.
Để có thể triển khai chương trình GDPT tổng thể, các Sở GD&ĐT phải chuẩn bị tích cực đồng thời phía Bộ GD&ĐT và ban chỉ đạo chương trình phải nhận thức rõ ràng: Đổi mới làm 1 lần áp dụng nhiều năm. Đổi mới nhưng nếu chưa đủ thời gian thì báo cáo lại nhưng trên cơ sở khẩn trương.
Để chương trình mới phát huy hiệu quả của nó, nhân tố người thầy rất quan trọng vì người thầy dạy biết bao nhiêu thế hệ, người thầy tốt sẽ đào tạo thế hệ học sinh tốt. Không có ngành nào mà biết nhu cầu thị trường bằng Bộ GD vì chúng ta năm được dự báo số lượng học sinh, biên chế cho từng môn ở từng địa phương để xảy ra tình trang thừa giáo viên.
Tại sao thừa giáo viên lại không có chương trình bồi dưỡng để chủ động chuyển đổi. Thực trạng là nhiều sinh viên ra trường không xin được việc. Ở địa phương “chạy việc” rất khó, nhiều giáo viên “mai phục” dạy hợp đồng mãi không được vào biên chế là câu chuyện có thật”.
“Kể cả hiệu trưởng hay hiệu phó cũng chỉ là người làm công ăn lương giống như giáo viên. Vì thế, nếu giáo viên theo...