Cháu khoe ảnh cơm trưa ở trường mỗi bữa 5 món thịnh soạn, bà nội nhìn thấy khóc nấc "thật tội nghiệp"
Bà nội đã có ý định đưa cháu mình về nhà để có thể trực tiếp nấu cho cháu ăn.
Điều kiện sống của mỗi gia đình ngày càng tốt lên trông thấy tạo điều kiện cho họ có nhiều lựa chọn về môi trường giáo dục trong tương lai cho của em mình. Đó là lý do nhiều gia đình sớm tìm hiểu về nơi sẽ gửi gắm con em mình đi du học ngay từ khi con mới là đứa trẻ tiểu học, trung học để mong tương lai con sẽ trưởng thành, thành công hơn.
Một gia đình họ Thục (Trung Quốc) là một trong số đó. Từ nhỏ, cô con gái nhà họ Thục đã được bố mẹ định hướng sang Hàn Quốc du học vì vừa "gần nhà" mà khí hậu lại tương đối giống nên chắc chắn đi du học sẽ là tốt nhất. Tuy nhiên khoảng thời gian gần đây có vấn đề khiến gia đình họ Thục đang xem xét đến việc đón cô con gái đang học trung học về nước.
Chẳng là ít hôm trước, con gái gia đình họ Thục hào hứng chia sẻ một vài suất ăn trưa ở căng tin trường đã khiến bố mẹ vô cùng lo lắng.
Thứ 2: Bánh thịt bằm + canh trứng + bạch tuộc nguội + củ cải muối + cơm trắng.
Thứ 3: Củ cải kho thịt + Khoai tây luộc + củ cải muối + canh cải
Theo đó các suất ăn trưa ở trường hầu hết mỗi bữa đều bao gồm 5 món vô cùng thịnh soạn, đầy đủ dinh dưỡng, được trình bày đẹp mắt. Tuy nhiên theo cô con gái nhà họ Thục, các món ăn nhìn có vẻ hấp dẫn nhưng cách nấu ăn khác ở quê hương, mùi vị cũng khác những món thường ăn đã khiến cô bé mất một khoảng thời gian không thể ăn nổi, thậm chí sụt cân rất nhiều chỉ vì không hợp khẩu vị.
Thứ 4: Trứng đúc thịt + rau xào + kim chi + canh dưa cải + cơm trắng
Thứ 5: Thịt ba chỉ + rau rừng nguội + bánh nếp + canh xà lách + cơm trắng
Thứ 6: Salad rong biển bào sợi + khoai tây hầm trứng cút + kim chi + canh rau củ + cơm trắng.
Sau khi cháu gái chia sẻ về những bữa ăn trưa ở trường về cho gia đình, cả bố mẹ và ông bà đều vô cùng xót xa. Thậm chí bà Thục còn thốt lên: "Thật tội nghiệp cháu tôi. Trở về nhà đi, không học nữa, mỗi ngày bà sẽ làm nhiều món ăn ngon cho cháu.".
Câu chuyện này thu hút sự quan tâm của rất nhiều cha mẹ cũng có con đang đi du học nước ngoài.
Cần chuẩn bị tâm lý cả về chuyện ăn uống khi cho trẻ đi du học
Trên thực tế nhìn thực đơn cơm trưa cả tuần của trường học phía trên có thể thấy thực phẩm được phân bổ một cách hợp lý nên chắc chắn vẫn đầy đủ dưỡng chất cho trẻ. Tuy nhiên, khó khăn của những đứa trẻ du học sinh khi bước chân ra nước ngoài không chỉ là chuyện học hành mà còn "sốc" về văn hóa ẩm thực, cách ăn uống.
Lúc ở Việt Nam, với lứa tuổi học sinh cơm ăn mỗi ngày ba bữa đều có cha mẹ “phục vụ”, nếu chán cơm nhà thì có vô số nhà hàng, quán ăn hợp khẩu vị chọn lựa. Tuy nhiên khi con ra nước ngoài, về chuyện ăn uống, cha mẹ nên lưu ý hướng dẫn con:
- Tập làm quen, tìm hiểu với đồ ăn địa phương mình sẽ đi du học.
- Dạy con học nấu ăn những món cơ bản và những kỹ năng trong nhà bếp.
- Dặn con nên mang theo nhiều đồ khô và các loại gia vị quen thuộc để có thể tự nấu những món ăn hợp khẩu vị tại nhà, đảm bảo dinh dưỡng, sức khỏe học tập.
Cha mẹ nên nhớ dặn trẻ chế độ ăn uống dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ ở bất kì lứa tuổi nào cũng vậy, tốt nhất không phải là nhiều thịt nhiều cá mà là một chế độ dinh dưỡng đủ 4 nhóm thực phẩm, ăn đa dạng các loại thực phẩm, các chất dinh dưỡng ở tỷ lệ cân đối và lợp lý trong từng bữa ăn, từng ngày.
Đối với lứa tuổi trung học 12-14 tuổi là giai đoạn đặc biệt quan trọng đánh dấu mốc chuyển giao từ trẻ dậy thì sang người trưởng thành. Không chỉ thể chất mà trí não của trẻ cũng phát triển mạnh mẽ, do đó nếu dinh dưỡng không được đáp ứng đủ và đúng nhu cầu năng lượng sẽ làm chậm quá trình phát triển chiều cao, cân nặng, ảnh hưởng đến trí não.
5 nhóm chất cần đặc biệt quan tâm bồi dưỡng cho trẻ trung học (12-14 tuổi) bao gồm chất đạm (có trong thịt, tôm, cá, cua, trứng, sữa,..); chất béo (dầu động vật và dầu thực vật); chất bột đường (gạo, khoai, củ, bột mì,…); canxi (sữa, các sản phẩm từ sữa...); chất sắt (Thịt đỏ, đậu đỗ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng,…).
Nguồn: [Link nguồn]
Hành động dễ thương và tinh tế của một cậu bé tiểu học khiến cộng đồng mạng không khỏi xuýt xoa, khen ngợi.