"Chắt chiu" thời gian để học đại học
Những người thành đạt thì có chung một đặc điểm là họ sẽ không ngừng dịch chuyển, không để cho bản thân nhàn rỗi, luôn luôn đặt ra những thử thách mới để chinh phục.
Chọn nghề chọn trường - Câu chuyện “muôn thuở”
Phần lớn các học sinh đứng trước ngưỡng cửa Đại học đã và đang phải chịu thiệt thòi khi thiếu định hướng nghề nghiệp và lời khuyên. Lựa chọn trường Đại học nào cho phù hợp với năng lực sở thích và đam mê trong bối cảnh tỉ lệ thất nghiệp cao, kinh tế bão hòa, phân bổ nhân lực không đồng đều hiện tại?
Dám khẳng định những cô cậu học trò ở tuổi 18 thơ ngây, nhiều trong số họ đã đặt bút viết vào những tập hồ sơ đăng ký dự thi vào các trường các ngành mà họ có khả năng đạt được tầm điểm đủ đỗ, hoặc họ có người thân đi trước trong lĩnh vực đó mong được giúp đỡ khi ra trường, hoặc do gần nhà, hoặc do báo đài nói ngành đó “đang hot”... miễn sao vào được cánh cổng Đại học là được. Và cuộc đời các bạn cũng sang trang mới từ đó. Ai “hên” thì gặp được môi trường tốt, ngành học phù hợp, như cá gặp nước yên tâm tiến lên. Những người “xui” thì ngậm ngùi trăm nỗi
Với nhiều người ở thế hệ 8X, trưởng thành trong nghèo khó, thiếu định hướng nghề nghiệp sớm dẫn đến chọn sai trường, sai ngành, không phù hợp với năng lực và đam mê. Tốt nghiệp ra trường, trải qua nhiều năm làm việc, họ phát hiện ra ngành học không đúng theo nguyện vọng của mình nhưng không có con đường nào khác là phải tiếp tục học lên và nỗ lực để thành đạt trong lĩnh vực đó.
Quan điểm về tự do của một người thành đạt
Xã hội đặt ra nhiều chuẩn mực cho người thành đạt. Rằng thì thành đạt có nghĩa là phải có địa vị xã hội cao, có học thức, có kinh tế, có gia đình yên ổn cơ bản, có hiếu thuận dưới trên, có trách nhiệm với không chỉ bản thân, gia đình mà cả xã hội. Đâu đó, một người thành đạt là một người có khả năng gánh vác phi thường.
Vậy quan điểm từ phía những người đã thực sự thành đạt. Họ nghĩ sao?
Anh Phạm Vũ Trường Giang, 33 tuổi, hiện là phó Ban Quản trị rủi ro - Tập Đoàn Intimex, là một đại diện thế hệ 8x đời đầu - thế hệ kết nối giữa truyền thống và hiện đại, lại cho rằng: “Thành đạt hoá ra không phải là tiền tài, địa vị mà chính là sự tự do trong tri thức, trong nhận thức để sắp xếp cuộc sống tốt đẹp hơn, tự tin hơn.”
Thành đạt rồi thì làm gì?
Cuộc sống vẫn tiếp diễn, thời gian vẫn trôi đi và không chờ đợi ai cả. Mỗi người đều có những lựa chọn cho riêng mình. Những người thành đạt thì có chung một đặc điểm là họ sẽ không ngừng dịch chuyển, không để cho bản thân nhàn rỗi, luôn luôn đặt ra những thử thách mới để chinh phục. Nhiều người trong số họ chọn cách bắt đầu việc học lại những thứ mà mình đã từng đam mê nhưng chưa có điều kiện theo học.
Câu chuyện của anh Phạm Vũ Trường Giang chính là minh chứng rõ nét cho nỗ lực theo đuổi đam mê một thời, để “tìm lại chính mình ở tuổi 33”. Tốt nghiệp đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh năm 2005, sau những nỗ lực làm việc chăm chỉ và có tinh thần trách nhiệm, anh Giang được bổ nhiệm thành Phó Ban Quản trị Rủi Ro (thường trực) của tập đoàn Intimex – top 15 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam trong bảng xếp hạng VN500.
Chưa bao giờ thừa nhận mình là người thành đạt, khi đứng trước sự ghi nhận từ bạn bè và đồng nghiệp rằng anh là một nhân sự thành công trong lĩnh vực tài chính, anh Giang lại chia sẻ rằng đam mê thật sự của mình từ ngày còn học phổ thông là trở thành một kỹ sư CNTT nhưng may mắn không mỉm cười khi anh thi trượt vào đại học Bách Khoa buộc anh phải chuyển sang học khối Kinh tế và gắn bó với nó cho đến nay.
“Trong lúc làm từ một chuyên viên tài chính và cho đến khi ở vị trí Phó phòng Tài chính kế toán phụ trách kế toán quản trị, tôi cũng luôn tự tạo cho mình niềm đam mê các con số, các dự án, các bảng phân tích, các công thức, các hàm trong bảng tính và mong muốn rằng mình sẽ viết lên 1 chương trình gì đó để quản trị tốt các con số của mình. Khi đã sắp xếp được cuộc sống và công việc tạm ổn ở tuổi đầu ba, tôi muốn hiện thực hoá mong muốn được tham khóa học về lập trình, về CNTT.” - Anh Giang chia sẻ.
"Chắt chiu" thời gian để hiện thực hoá ước mơ trở thành kỹ sư CNTT
“Chắt chiu” thời gian cho đam mê
Trong bối cảnh thời đại công nghệ phát triển, xã hội đang dần đi theo xu hướng tận dụng thời gian “nhàn rỗi” để tạo ra lợi ích: GrabTaxi, Uber tận dụng thời gian “nhàn rỗi” của người có xe để kinh doanh dịch vụ taxi vận chuyển, AirBnB "tận dụng" diện tích không gian chưa sử dụng hết của nhà ở để cho người muốn thuê chỗ ở trong thời gian du lịch… Anh Giang cũng sử dụng thời gian “nhàn rỗi” không quá nhiều của mình để tìm hiểu và theo học tại Đại học trực tuyến FUNiX.
“Vô tình biết được FUNiX khi tôi đang tranh thủ đọc tin tức lúc trên xe đi công tác và đăng ký ngay lúc đó. Thời gian tự học linh động, do đó tôi có thể hoàn thành mọi thứ và dành thời gian học lúc sáng sớm hoặc đêm muộn hoặc trên đường đi công tác... mà không phụ thuộc vào trường lớp. Được biết FUNiX như tìm được lại niềm đam mê của mình và đặc biệt ngày nay tôi có thể kết hợp niềm đam mê đó vào trong công việc hiện tại của mình, mình đã không phí phạm khoản thời gian đã trôi qua cuộc đời mình và mình cũng không có cảm giác phải làm lại từ đầu, mà có cảm giác nâng cao kiến thức mình đã có và thỏa thích niềm đam mê.”- Anh Giang hào hừng kể lại.
FUNiX đã giúp anh giải quyết những khó khăn của một người quản lý khi học Đại học ở tuổi 33: tiết kiệm thời gian lên lớp, tận dụng thời gian học lúc “nhàn rỗi” vào sáng sớm, đêm muộn, vào các ngày nghỉ hoặc trên đường đi công tác… chi phí học hợp lý, lại được trao đổi bài học với chính các chuyên gia trong nghề.
“Ai cũng hỏi tôi mục đích sống cho tương lai là gì? Tôi thường trả lời tôi muốn trở thành người thành đạt tự do. Người ta hỏi tôi bây giờ thiếu tự do hay sao mà phải ước mong? Tôi cho rằng tôi cần tự do về tài chính, tự do về thời gian, tự do về ngôn ngữ và tự do về công nghệ. Ba mươi năm cuộc đời mình tôi đã sắp xếp được 3 thứ tự do đầu tiên. Bây giờ có FUNiX tôi sẽ dần dần tự do về công nghệ khi tôi làm chủ được các ứng dụng trong công việc quản trị tài chính của tôi mà không cần phụ thuộc nhiều vào các tư vấn công nghệ của các bạn kỹ sư công nghệ thông tin về phần mềm quản trị tài chính nữa.” Anh Giang tự tin khẳng định.
FUNiX là trường Đại học trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam cung cấp bằng Cử nhân Công nghệ thông tin và các chứng chỉ nghề nghiệp và kỹ năng mềm, trực thuộc hệ thống FPT Education. FUNiX trình bày một phương pháp giáo dục mới, khi mỗi sinh viên, ngay từ ngày đầu tiên sẽ tự quyết định tiến độ học của mình, được học từ bài giảng của những chuyên gia tốt nhất thế giới, được tiếp xúc với những chuyên gia hàng đầu đang làm việc trong ngành CNTT tại Việt nam. Chương trình học online của FUNiX kéo dài 8 kỳ, mỗi kỳ 4 tháng. Theo đó, trong 8 kỳ học, sinh viên sẽ lần lượt trải qua các kiến thức cần thiết cho nghề nghiệp gồm: Công dân số, Lập trình viên ứng dụng Mobile, Lập trình viên Ứng dụng doanh nghiệp, Thông thạo môi trường làm việc CNTT, Kỹ sư phần mềm cơ bản, Thông thạo môi trường kinh doanh, Chuyên viên hệ thống thông tin, Bằng kỹ sư phần mềm. Sau mỗi kỳ, sinh viên sẽ nhận được một chứng chỉ, chứng nhận có thể làm được việc tương ứng. Hoàn thành chương trình học, sinh viên sẽ trở thành kỹ sư CNTT, nhận bằng đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận. |