Chàng trai tốt nghiệp từ trường ĐH nổi tiếng TQ nhưng làm việc ở đâu cũng đều bị đuổi
Tình cảnh của chàng trai này bắt nguồn từ việc nuôi dạy con cái sai lầm của cha mẹ.
Tuổi thơ của Tề Khắc
Tề Khắc (Trung Quốc) từ nhỏ đã là niềm tự hào của cha mẹ, bạn bè ngưỡng mộ, thầy cô ưu ái, tuổi thơ vô cùng nổi bật.
Mặc dù cha mẹ của Tề Khắc thuộc tầng lớp lao động bình thường, học thức không cao nhưng họ rất quan tâm tới tương lai của con cái. Chính vì thế, khi cậu còn nhỏ, cha mẹ đã kỷ luật rất nghiêm khắc, đặc biệt trong vấn đề học tập.
Để con trai tập trung hoàn toàn vào việc học, cha mẹ cấm cậu tự ý kết bạn với người khác. Trong khoảng thời gian đi học ở trường, cậu chỉ biết đến đoạn đường từ nhà tới trường, hầu như không có bạn bè chơi cùng. Chính vì sự quản lý quá hà khắc này khiến cậu ngày càng thu mình.
Tề Khắc không dám chia sẻ suy nghĩ thật của mình với cha mẹ, nếu làm như vậy kết quả sẽ nhận về những lời mắng mỏ nặng nề từ cha mẹ. Ngoài việc kết bạn, cha mẹ của cậu còn đưa ra những quy định khắt khe về cuộc sống và thời gian nghỉ ngơi của con trai mình.
Từ nhỏ tới lớn cậu chưa bao giờ rời xa cha mẹ, mọi thứ đều được cha mẹ làm giúp, cậu chỉ có mỗi nhiệm vụ học tập. Vì thế, cậu không có khả năng tự chăm sóc bản thân, năm cấp 2 đến quần áo cũng không biết gấp.
Ở trường trung học, mặc dù điểm số của Tề Khắc vẫn tốt nhưng tính cách của cậu lại thu mình nhiều hơn.
Tề Khắc đậu vào trường Đại học Thanh Hoa
Năm 1994, Tề Khắc trúng tuyển vào Đại học Thanh Hoa, cả nhà rất vui mừng và hy vọng cậu có thể thành công sau này.
Dưới lời khuyên của cha mẹ, cậu đã chọn ngành vật lý kỹ thuật. Trong kỳ học đầu tiên ở trường Thanh Hoa, cậu đã thi trượt. Vốn dĩ điểm số lúc nào cũng xuất sắc nhưng vì thất bại đầu đời nên cậu dần mất niềm tin. Đây cũng là khoảng thời gian cậu nghi ngờ nhiều vào bản thân nhất. Vì thiếu tín chỉ nên việc tốt nghiệp cũng bị trì hoãn.
Năm 2000, cuối cùng cậu cũng tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa và bắt đầu đi làm. Công việc đầu tiên của cậu là tại Viện Vật lý cao cấp của Học viện Khoa học Trung Quốc. Tuy nhiên, chưa đầy nửa năm cậu đã bị đuổi vì lười biếng, thái độ không nghiêm túc, năng lực làm việc kém. Bị đuổi việc như thế này, cậu rơi vào trạng thái trầm cảm.
Sau đó, Tề Khắc tìm được một công việc trong công ty phát triển phần mềm đồ chơi. Công ty này hoàn toàn không phù hợp với chuyên ngành cậu học, thêm tính cách không chịu học hỏi nên sớm nghỉ việc.
Năm 2005, Tề Khắc tìm tới công trường xây dựng với hy vọng kiếm sống bằng nghề bốc vác. Tuy nhiên, vì cậu trước giờ chưa từng làm công việc tay chân, trình độ học vấn quá cao nên sớm bị sa thải. Những ngày tháng sau đó, cậu lang thang tìm việc khắp nơi, dù làm ở chỗ nào cũng có thái độ làm việc hời hợt, bất cần, không chịu khó, cuối cùng cũng bị đuổi.
Chứng trầm cảm của Tề Khắc
Bây giờ, Tề Khắc vẫn đang điều trị chứng trầm cảm của mình tại nhà và thường nhớ về ký ức của những ngày học trung học trước đây. Mẹ đưa cậu đi khám bệnh nhiều nơi, tốn nhiều tiền bạc và cảm thấy rất hối hận khi đã giáo dục con trai không đúng cách để dẫn tới bi kịch như hiện tại.
Tình cảnh của Tề Khắc không chỉ do các giáo dục sai lầm của cha mẹ mà còn kể tới thái độ bi quan đối với cuộc sống. Một người tiêu cực, bi quan như vậy khó lòng làm nên việc.
Nếu một đứa trẻ từ nhỏ tới lớn được cha mẹ cưng chiều, ưu ái, chưa một lần chịu khổ, khi bước vào xã hội sẽ nhanh chóng gặp nhiều thất bại. Khi một người có cuộc sống lạc quan, tích cực, hiểu rõ giá trị của bản thân, họ sẽ không ngừng khắc phục những lỗi lầm và không bao giờ bỏ cuộc trước khó khăn.
Nguồn: [Link nguồn]
Hà Xuyên Dương đã chứng minh với mọi người thấy rằng, mình là người có năng lực thực sự, dám dũng cảm đứng dậy sau biến cố.