Chàng trai thiên tài từ chối thẻ xanh của Mỹ để về cống hiến cho quê hương
Phát hiện của anh trong lĩnh vực chất siêu dẫn đã làm thay đổi tương lai của nhân loại về ngành năng lượng.
Ở Trung Quốc, có một chàng trai sinh năm 1996 nhưng sớm đạt được những thành tựu khiến cho mọi người kinh ngạc. Ngoài số lượng lớn các bài báo trên tạp chí khoa học, anh còn có những đóng góp trong lĩnh vực graphene. Anh là nhân tài mà nhiều nước tranh giành, bởi graphene là nguyên liệu quan trọng để sản xuất pin và là nguồn năng lượng mới không thể thiếu trong tương lai.
Khi các nhà khoa học Mỹ ngỏ ý muốn anh ở lại đây nghiên cứu và đồng ý cấp thẻ xanh, anh nói: “Thẻ xanh của Mỹ là gì? Tôi là người Trung Quốc. Tôi muốn trở về quê hương”. Chàng trai này tên là Cao Yuan.
Cuộc đời của Cao Yuan
Cao Yuan sinh ra ở Thành Đô nhưng 3 tuổi đã theo cha mẹ đến Thâm Quyến sống. Ngay từ nhỏ, cậu sớm bộc lộ những tố chất thiên tài của mình. Cùng 1 món đồ chơi, những đứa trẻ khác sử dụng để giải trí, cậu sẽ tháo rời và lắp lại để xem quy trình của nó như thế nào.
Ở cấp tiểu học, những món đồ chơi thông thường không còn khó khăn với cậu. Vì thế, cậu bắt đầu tháo tung những món đồ điện trong nhà từ điều khiển từ xa cho tới tivi.
Nhìn thấy con trai như vậy, mẹ của cậu vừa tức giận vừa không nỡ la mắng. Để con trai không phá tung đồ đạc trong nhà, mẹ dẫn cậu tới chợ điện tử, đây chính là thiên đường của cậu. Chỉ với vài tệ, cậu có thể mua được rất nhiều linh kiện điện tử về nhà nghiên cứu.
Năm 2007, Cao Yuan dễ dàng được nhận vào Trường Thực nghiệm Yew Wah Thâm Quyến. Cậu rất ham học, đến mức giáo viên choáng ngợp trước các câu hỏi của cậu.
Ở trường hay ở nhà, cậu đều có phòng thí nghiệm, để có được nguyên liệu là bạc nitrat thí nghiệm, cậu thậm chí đã “hy sinh” chiếc vòng bạc của mẹ.
Cao Yuan học rất nhanh, học nhảy cóc và bắt đầu bước vào trường cấp 3 khi mới 13 tuổi.
Áp lực của kỳ thi tuyển sinh đại học không thể ngăn cản tình yêu thí nghiệm của chàng trai tài năng này. Sau khi học xong mỗi ngày, cậu sẽ dành cả tiếng đồng hồ ở phòng thí nghiệm. Cả gia đình và giáo viên đều ủng hộ niềm đam mê này của cậu.
Cậu dành 6 năm để hoàn thành bậc trung học và phổ thông, thi đậu đại học với số điểm 669/750.
Cuối cùng, cậu vào Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc và ghi danh vào Lớp Tài năng Vật lý.
Chàng trai tài năng được nhiều nơi tranh giành
Thời còn đi học, Cao Yuan giành được vô số giải thưởng và được các trường đại học danh tiếng như Đại học Michigan và Đại học Oxford lựa chọn để trao học bổng.
Suốt 4 năm học tiến sĩ, anh đều tập trung nghiên cứu tính siêu dẫn của graphene. Đây là một nghiên cứu mới mẻ và có thể thay đổi cả thế giới.
Chúng ta đều biết rằng, trong quá trình truyền tải từ trạm phát điện đến người sử dụng sẽ có những tổn thất trong quá trình truyền tải năng lượng.
Năm 1911, nhà vật lý người Hà Lan Heike Kamerling Onnes đã phát hiện ra khi thủy ngân được làm lạnh đến gần 0K (-273 độ C), có thể làm giảm thiểu sự mất mát năng lượng. Trạng thái không có điện trở này được gọi là "siêu dẫn". Đây cũng là lần đầu tiên con người phát hiện ra sự tồn tại của chất siêu dẫn, nhờ vào đó Onnes đã đoạt giải Nobel.
Nhưng điều khó nhất là các chất siêu dẫn cần phải ở trong môi trường - 273 độ C, chi phí cho việc này cực kỳ cao.
Sau đó, các nhà khoa học trên khắp thế giới bắt đầu tiến hành nhiều thí nghiệm khác nhau để tìm ra một loại "vật liệu siêu dẫn giá rẻ".
Năm 1980, một người nào đó phát hiện ra oxit đồng, vật liệu này đạt đến nhiệt độ cao nhất ở trạng thái siêu dẫn, đó là khoảng 133K (-140 độ C), nhưng cấu trúc của oxit đồng rất khó điều chỉnh, cơ chế siêu dẫn không thể thực hiện được.
Người đoạt giải Nobel Robert B. Laughlin cho biết: “Các nhà vật lý giống như đi lang thang trong bóng tối khi nghiên cứu về hiện tượng siêu dẫn trong 30 năm, cố gắng mở khóa bí mật của hiện tượng siêu dẫn đồng oxit”.
Cuối cùng, hiện nay chàng trai người Trung Quốc này trở thành ngọn hải đăng soi sáng bóng tối.
Cao Yuan luôn nhớ giáo viên vật lý của mình từng nói: “Nếu ai đó có thể khám phá ra một vật liệu siêu dẫn ở nhiệt độ phòng, người đó có thể thay đổi thế giới”.
Năm 2017, Cao Yuan lúc đó đang theo học tiến sĩ phát hiện ra tính siêu dẫn của graphene. Tuy nhiên, phát hiện của anh không được coi trọng và cộng đồng vật lý đã bác bỏ chàng trai chỉ mới hơn 20 tuổi này.
Lúc đó, anh không hề rút lui mà bắt đầu dành cả ngày lẫn đêm trong phòng thí nghiệm. Anh tin rằng, mình sẽ trở thành một người thay đổi cả thế giới.
Vào năm 2018, Cao Yuan xuất bản một bài báo về hiện tượng siêu dẫn graphene xuất hiện trên trái đất, gây tiếng vang lớn. Lúc này anh mới 22 tuổi. Anh đã tìm ra câu trả lời khiến các nhà khoa học đau đầu hơn 100 năm.
Graphene gây chấn động giới khoa học lúc bấy giờ, cái tên Cao Yuan từ đó thu hút sự quan tâm của nhiều người trong giới khoa học.
Sau khi Cao Yuan xuất bản bài báo, chỉ trong 9 tháng, ứng dụng thương mại ban đầu của graphene đã được thực hiện. Anh được trao tặng nhiều giải thưởng danh dự. Tất cả điều đó không khiến anh tự hào mà thay vào đó càng khiến anh nỗ lực nhiều hơn nữa trên con đường nghiên cứu về graphene.
Để giữ Cao Yuan, phòng thí nghiệm Mỹ đưa ra điều kiện để anh nhập tịch Mỹ và hưởng thẻ xanh Mỹ suốt đời nhưng bị anh từ chối. Anh luôn xem quê hương là cái đích cuối cùng mình hướng về, kiên quyết từ bỏ cơ hội ở Mỹ.
Sau khi tốt nghiệp, Cao Yuan trở về Trung Quốc, tới thăm lại trường cũ và đến Phòng thí nghiệm Quốc gia để thực hiện công việc nghiên cứu mới.
Trên con đường nghiên cứu của mình, Cao Yuan không hề thuận buồm xuôi gió nhưng anh không than thở. Anh cho rằng, thất bại trong các thí nghiệm là điều bình thường, chỉ cần bình tĩnh đối mặt thì sẽ không có áp lực.
Nguồn: [Link nguồn]
Mặc dù bị đuổi học nhưng niềm đam mê kiến thức của ông vẫn vẹn nguyên. Sau khi nắm cơ hội vào Đại học Thanh Hoa, ông đã không ngừng cố gắng trong suốt cuộc đời mình.