Chẳng cần cưỡng ép con vẫn đam mê việc học nhờ những mẹo này
Có điều gì làm cho cha mẹ buồn phiền hơn một đứa trẻ mà không cố gắng, không ham muốn học tập. Ai cũng mong muốn con mình trở thành những người nỗ lực, học hành và hiểu giá trị của sự kiên trì. Hãy thử những mẹo sau đây để thúc đẩy sự trẻ có niềm vui và yêu thích học tập.
Tìm niềm vui từ học tập
Đôi khi động lực thật dễ dàng. Khi trẻ thấy nhiệm vụ học trở nên vui vẻ và thú vị. Một đứa trẻ yêu toán có thể ngồi hành giờ để tính toán có bao nhiêu cái kẹo trong túi. Một đứa trẻ bị mê hoặc bởi các vị thần Hy Lạp có thể nuốt chửng sách về chủ đề này. Tất cả những điều này là ví dụ về động lực đến từ sự thích thú khi ham mê được nhóm lên. Khi cha mẹ tìm ra một ý tưởng tốt để tập trung động lực bằng cách biến các nhiệm vụ học tập phải làm thành các hoạt động vui chơi sẽ khiến trẻ em khám phá, khơi dậy sự tò mò của chúng và khiến cho nhiệm vụ học tập trở nên thú vị hơn.
Sử dụng những phần thưởng nho nhỏ
Đôi khi một phần thưởng nhỏ có thể giúp trẻ em vượt qua khó khăn, đặc biệt là nhiệm vụ sẽ trở nên dễ dàng hoặc thú vị hơn khi luyện tập. Nhưng sử dụng phần thưởng để truyền cảm hứng cho động lực sẽ có những hạn chế. Sau khoảng ba tuần, trẻ có xu hướng chán với các giải thưởng vì thế hãy đưa ra các tiêu chí tối thiểu để nhận phần thưởng, và những phần thưởng này luôn được thay đổi khuyến khích trẻ học tập.
Xây dựng động lực học tập
Làm chủ là động lực rất lớn. Cho dù đó là những bài học viết, bóng chày hay vĩ cầm, trẻ cần thật nhiều động lực để hoàn thành nhiệm vụ. Đôi khi, tăng động lực cho trẻ bằng cách giải quyết các lỗ hổng kỹ năng, cách học tập hoặc các vấn đề chú ý. Nhấn mạnh nỗ lực và chiến lược. Nên ca ngợi trẻ em vì nỗ lực, thay vì khả năng bẩm sinh của chúng, sẽ khiến trẻ sẵn sàng chấp nhận thử thách.
Điểm hấp dẫn của sự tiến bộ.
Nhìn thấy sự tiến bộ của chính mình sẽ giúp trẻ có thêm nhiều động lực học tập hơn. Chia nhỏ các nhiệm vụ lớn thành các bước nhỏ hơn để trẻ có thể thấy những chuyển động hướng tích cực đang dần hướng tới mục tiêu.
Quyền tự quyết
Không ai thích cảm thấy bị kiểm soát. Đôi khi trẻ em không có động lực vì chúng cảm thấy chúng bị buộc phải làm một cái gì đó. Rõ ràng, chúng ta khộng thể cho phép trẻ em hoàn toàn tự do chỉ làm những gì chúng muốn làm, nhưng chúng ta có thể giảm thiểu sự phản kháng bằng cách cho phép một số hoạt động độc lập.
Đưa ra lựa chọn
Hãy để con lựa chọn giữa các lựa chọn thay thế chấp nhận được
Đưa ra một lý do có ý nghĩa với con
Trẻ em dễ dàng làm điều đó hơn khi chúng hiểu lý do tại sao chúng cần phải học. Trẻ có thể sẽ phàn nàn, tại sao con phải học những thứ này mà con sẽ không bao giờ sử dụng? Một câu trả lời “bởi nó sẽ giúp con có cơ hội thực hành các kỹ năng sẽ sử dụng trong suốt cuộc đời mình, chẳng hạn như làm việc một cách hiệu quả, có thu nhập tốt trong tương lai…”
Nhắc đến mùa đông, chắc hẳn bố mẹ nào cũng lo sợ con cái của mình bị ốm vì lạnh. Thế nhưng, thật kỳ lạ là một...