Cha mẹ tuyệt đối không nên thờ ơ khi trẻ có những biểu hiện này
Dù chỉ là những biểu hiện hay hành động nhỏ của trẻ, nhưng nếu cha mẹ bỏ qua thì có thể dẫn đến hàng loạt hậu quả khó lường về sau.
1. Giữ im lặng về hành động xấu của người khác
Nếu con bắt gặp hành vi xấu của ai đó mà không có phản ứng gì thì cha mẹ cần giải thích cho con hiểu vì sao mình cần lên tiếng và hướng dẫn trẻ cách hành động trong từng tình huống cho phù hợp. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lắng nghe ý kiến và suy nghĩ của trẻ chứ đừng vội chê trách hay phán xét con.
Nếu các bậc phụ huynh không để ý đến thái độ thờ ơ của con khi bắt gặp hành vi xấu thì vô tình sẽ hình thành sự vô cảm cũng như khiến nhận thức của trẻ phát triển không toàn diện.
2. Ghen tỵ quá mức với các anh chị em
Trẻ em rất dễ có thái độ ghen tỵ với các anh chị em trong nhà, đây là điều dễ hiểu vì trẻ nào cũng muốn được cha mẹ yêu thương nhất. Dù đây là điều bình thường nhưng các bậc phụ huynh cũng nên chú ý về thái độ này và giúp con hiểu rằng bạn yêu thương các con như nhau và không thiên vị ai.
Trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn giữa các con, cha mẹ chính là trọng tài công bằng nhất phải giải quyết vấn đề từ gốc rễ. Hãy giúp con hiểu về tầm quan trọng của việc tôn trọng cảm xúc của người khác, đồng thời lắng nghe suy nghĩ của trẻ. Ngoài ra, bạn cũng nên dành thời gian để trò truyện riêng với mỗi con, điều này giúp mối liên kết gia đình bền chặt hơn.
3. Trộm cắp
Nếu con đã đánh cắp một thứ gì đó, thậm chí chỉ là một chiếc kẹo thì các bậc phụ huynh cũng tuyệt đối không nên thờ ơ. Điều cần làm là tìm ra lý do vì sao trẻ lại làm như vậy và giải thích rằng hành động này là hoàn toàn sai. Sau đó, cha mẹ hãy yêu cầu con trả lại món đồ đã lấy và xin lỗi chủ nhân món đồ.
Nếu hành vi trộm cắp của trẻ vẫn tiếp diễn sau đó, tốt nhất bạn nên nhờ tới sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý vì không giải quyết kịp thời, thói quen này sẽ gây ra hậu quả ngày càng lớn.
4. Không tôn trọng người khác
Khi trẻ thực hiện hành động hoặc nói những lời không tôn trọng người khác, cha mẹ cũng cần có hành động ngăn chặn kịp thời. Hãy dạy trẻ cách thể hiện cảm xúc có chừng mực đồng thời tôn trọng những ý kiến, suy nghĩ của người khác. Dạy con cách lắng nghe và giữ bình tĩnh không phải đơn giản nhưng các bậc phụ huynh hãy cố gắng trò truyện với con mỗi ngày để trẻ dần hiểu ra.
Nếu trẻ tiếp tục mắc phải lỗi không tôn trọng người khác nhiều lần, hãy đưa ra hình phạt là cắt giảm những đặc quyền yêu thích của con để cảnh cáo.
5. Không thành thật
Việc trẻ không thành thật thường sẽ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân và một trong những số đó là do cha mẹ quá nghiêm khắc. Nếu bắt gặp tình huống con không trung thực, cha mẹ nên giữ bình tĩnh, không phản ứng gay gắt mà nhẹ nhàng trò truyện để trẻ chia sẻ nguyên nhân thực sự. Đương nhiên là tùy từng trường hợp mà có hình phạt phù hợp dành cho con nhưng điều cốt yếu vẫn là giải thích cho trẻ hiểu hành vi nói dối là xấu và tuyệt đối không nên lặp lại.
6. Cư xử thô lỗ
Việc con cư xử thô lỗ thường là do học từ những người xung quanh. Vì thế, các bậc phụ huynh hãy làm tấm gương tốt để con phát triển nhân cách toàn diện. Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên đặt quá nhiều áp lực lên con khi dạy chúng cách cư xử. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào việc nhắc nhở con chú ý đến người kế bên khi hành động. Từ những việc đơn giản nhất như dạy con cùng chia sẻ việc nhà sẽ giúp trẻ biết quan tâm tới người khác hơn.
Dù chỉ là một câu nói vô ý hay sai lầm nhỏ nhặt thôi, các bậc phụ huynh cũng có thể khiến trẻ trở nên nhạy cảm và...