Cha mẹ phạm sai lầm nghiêm trọng khi vẫn áp dụng 10 cách nuôi dạy con đã lỗi thời dưới dây

Sự kiện: Dạy con

Hầu hết các bậc phụ huynh đều cho rằng mình sở hữu những kỹ năng nuôi dạy trẻ tiến bộ. Tuy nhiên, điều đó không phải luôn đúng!

Dưới đây là một số điều mà cha mẹ nên tránh để trẻ có cơ hội phát triển toàn diện.

1. Đề nghị thay vì yêu cầu

TS Chris Norris, nhà thần kinh học, vật lý trị liệu, phó giáo sư tại ĐH California (Mỹ), cho biết một số phụ huynh có thói quen đề nghị con làm điều gì đó thay vì yêu cầu trực tiếp. Điều này khiến trẻ nhầm tưởng con có quyền từ chối.

Trẻ "phớt lờ" lời bố mẹ lại khiến người lớn bực mình. Vì thế, ông khuyên nếu muốn con làm gì, phụ huynh nên đưa ra yêu cầu rõ ràng.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

2. "Mách lẻo" là hành vi xấu

Cha mẹ thường hay cảnh cáo trẻ "Con bỏ cái thói mách lẻo đấy đi" và trẻ sẽ thực sự cho rằng bản thân cần tuân theo quy tắc đó. Tuy nhiên, các nhà tâm lý học khá quan ngại về vấn đề trẻ không được phép chia sẻ với cha mẹ về những vấn đề trẻ gặp phải ở trường.

Các nhà tâm lý học cho rằng hầu hết trẻ nhỏ không tiết lộ việc bản thân bị bêu xấu ở trường vì sợ bị "gắn mác" là đứa trẻ "mách lẻo". Thay vào đó, cha mẹ nên dạy trẻ cách chia sẻ về các tình huống bất thường và ủng hộ nếu trẻ muốn tìm đến cha mẹ và thầy cô để giải quyết vấn đề.

3. Loại bỏ mọi trở ngại giúp con

Nhà giáo dục Carol Muleta khuyến khích phụ huynh không nên làm điều này vì nó cướp mất cơ hội để con học hỏi kỹ năng mới. Cha mẹ loại bỏ mọi chướng ngại vật cũng khiến con không học được cách "đấu tranh" cho thứ mình muốn. Ngoài ra, Muleta cho rằng việc này truyền tải thông điệp cha mẹ đang không tin tưởng con.

Nhiều ông bố, bà mẹ cho rằng con quá bé bỏng để có thể giải quyết mọi vấn đề nên "con cứ việc chơi, còn lại để bố mẹ lo". Tuy nhiên, sự bao bọc của bố mẹ sẽ hình thành một đứa trẻ phụ thuộc, ỷ lại, không có tính tự lập trong cuộc sống. Nhiều cha mẹ tưởng rằng làm như vậy là giúp con nhưng thực ra lại đang hại con.

Nếu có cơ hội được tự mình vượt qua các chướng ngại vật, trẻ sẽ dần trưởng thành và học cách tự lập trên chính đôi chân của mình. Dĩ nhiên, trẻ vẫn luôn cần bố mẹ theo sau chỉ bảo và đưa ra lời khuyên đúng đắn.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

4. Thương lượng với con

Về lý thuyết, thương lượng với con có vẻ sẽ giúp trẻ học được sự kiên nhẫn, hợp tác. Tuy nhiên, nhà giáo dục Susan North cho rằng điều này khiến trẻ không hạnh phúc. Trẻ chưa hiểu nhiều về tiền bạc, thời gian, an toàn, dinh dưỡng, sức khỏe. Người lớn thương lượng với con về vấn đề này khiến trẻ tưởng được coi ngang hàng nhưng thực tế không phải. Lúc đó, con sẽ thất vọng.

5. Không cho trẻ biểu lộ cảm xúc tiêu cực

Không ít cha mẹ cảm thấy bực bội mỗi khi trẻ khóc lóc, cáu giận hay ném đồ chơi lung tung. Đó là lý do vì sao họ thường hét lên với trẻ "Im lặng!", "Nín ngay!" thay vì tìm ra nguồn gốc vấn đề.

Cách phản ứng với cảm xúc tiêu cực này của trẻ là tồi tệ nhất bởi trẻ cần được giải tỏa cảm xúc để tránh gây áp lực quá lớn tới hệ thần kinh còn non nớt của mình. Trên thực tế, khả năng biểu lộ cảm xúc tiêu cực là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sức khỏe tâm lý của người lớn. Đó cũng là điều trẻ cần khi trưởng thành, vì vậy trẻ cần bắt đầu phát triển khả năng đó ngay khi còn nhỏ.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

6. Con phải nghe lời người lớn mới là đứa trẻ ngoan

Theo Laura Markham - Một nhà tâm lý học và là tác giả của cuốn sách Cha mẹ bình yên, con hạnh phúc, những đứa trẻ quá ngoan ngoãn, nghe lời bố mẹ răm rắp lớn lên sẽ dễ trở thành "những người lớn ngoan ngoãn". Hay nói cách khác, đó là những người không có chính kiến cá nhân, thiếu quyết đoán, thiếu tự lập và không dám đấu tranh cho quyền lợi cá nhân, thậm chí dễ trở thành "kẻ khờ" bị người khác thao túng...

Nếu cha mẹ xem sự vâng lời là một giá trị ưu tiên trong giáo dục con cái, muốn con mình luôn ngoan và luôn biết vâng lời mình một cách tuyệt đối, thì có nghĩa là cha mẹ đang nặn đúc con thành một hình nhân theo ý mình chứ không cho con cái sống cuộc sống của chính chúng với những tính cách riêng, những khác biệt riêng.

7. Tập trung vào hoạt động nhóm hơn cho con tự chơi

TS Jessica Myszak - nhà tâm lý học trẻ em, Giám đốc Trung tâm Chữa lành Helpand - cho biết cha mẹ nên dành thời gian để con tự chơi, học thay vì lên lịch trình sẵn cho mọi thứ, đặc biệt các hoạt động tập thể. Trong khi đó, trẻ phát triển trí não, khả năng tưởng tượng khi chơi một mình hay cảm thấy buồn chán.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

8. Đứa trẻ học kém không thể tìm được công việc tốt

Trong thời đại ngày nay, vẫn nhiều phụ huynh cho rằng thành tích học tập ở trường của trẻ tỷ lệ thuận với thành công trong sự nghiệp khi trẻ trưởng thành. Vai trò của giáo dục là không thể phủ nhận, nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất dẫn đến thành công.

Trên thực tế, Giáo sư chuyên ngành giáo dục Howard Hardner thuộc trường Đại học Harvard đã chỉ ra 7 dạng thức thông minh khác nhau, bao gồm: trí thông minh thị giác - không gian, trí thông minh vận động, trí thông minh âm nhạc, trí thông minh giao tiếp, trí thông minh nội tâm, trí thông minh ngôn ngữ và trí thông minh logic - toán học.

Ông cũng cho rằng hầu hết các bài kiểm tra IQ chỉ đánh giá được khả năng suy luận nhất định mà bỏ qua các dạng thức thông minh khác. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được vai trò của trí thông minh cảm xúc đối với thành công của trẻ khi trưởng thành.

9. Ngủ chung giường với con

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

TS Forrest Talley, nhà tâm lý học trẻ em ở Mỹ, chia sẻ việc để con ngủ chung không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ của cha mẹ mà còn không tốt cho trẻ, khiến con sống phụ thuộc vào người lớn.

10. Không khuyến khích con xin lỗi

TS Jennifer Thomas (Mỹ) cho biết có xu hướng cha mẹ không khuyến khích con xin lỗi khi mắc sai lầm. Theo bà, trẻ không nên hối lỗi quá mức nhưng vẫn cần học cách nói xin lỗi khi cần. Bà khuyên phụ huynh nên dạy con 5 ngôn ngữ xin lỗi, gồm bày tỏ sự hối hận, nhận trách nhiệm, bồi thường, sửa đổi, mong đợi sự tha thứ.

Qua độ tuổi này mới cho trẻ ngủ riêng là muộn

Ngủ riêng giúp hình thành tính cách tự lập, tư duy tích cực của trẻ trong tương lai.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Vy ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN