Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bướng bỉnh, chán học, dùng điện thoại thâu đêm?

Sự kiện: Giáo dục

Những lời nói và hành động chống đối của trẻ em đang ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại khiến cha mẹ cần chú trọng hơn trong việc giáo dục con cái.

Trẻ em ngày nay rất nhạy cảm với những câu hỏi hoặc hành vi của cha mẹ. Ví dụ như khi cha mẹ hỏi về tình hình học tập của con trẻ, chẳng hạn như: “Con làm bài xong chưa?”, trẻ lập tức thay đổi sắc mặt, tỏ vẻ sốt ruột và nghĩ rằng cha mẹ mình đang cằn nhằn, thuyết giáo. Hay khi cha mẹ kiềm  chế hành vi sai trái của con bằng những biện pháp kỉ luật nghiêm khắc như mắng mỏ, khiển trách, đánh đập thì cũng dễ khiến trẻ có những suy nghĩ  sai lầm và xa cách hơn đối với chính cha mẹ của mình.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bướng bỉnh, chán học, dùng điện thoại thâu đêm? - 1

Tất cả chúng ta đều đang thực hiện các phản ứng tự nhiên: nhận được một tín hiệu nào đó (ví dụ: nhìn thấy một đứa trẻ nghịch điện thoại di động), sau đó thực hiện một phản ứng hoặc hành vi nhất định (ví dụ: giảng dạy và mắng mỏ hoặc tịch thu điện thoại di động). Khi tín hiệu này trở nên mạnh mẽ hơn (ví dụ: trẻ phụ thuộc vào điện thoại di động nhiều hơn – thức đêm chơi game), phản ứng cụ thể của cha mẹ cũng sẽ trở nên mạnh mẽ hơn – từ giảng dạy đến trách mắng, quát nạt…

Để thay đổi vòng lặp này trong việc giáo dục con cái, cha mẹ cần hiểu ba yếu tố quan trọng nhất đó là: thị giác, thính giác và xúc giác.

Thị giác

- Các tín hiệu thị giác tiêu cực: cau mày, thiếu kiên nhẫn, đỏ mặt,rụt cổ, tức giận…

- Các tín hiệu thị giác tích cực: Gật đầu, mỉm cười, giơ ngón tay cái lên, ngạc nhiên…

Thính giác

- Các tín hiệu thính giác tiêu cực: la mắng, chỉ trích, trách mắng, thuyết giảng…

- Các tín hiệu thính giác tích cực: dịu giọng, động viên, nhỏ nhẹ…

Xúc giác

- Các tín hiệu xúc giác tiêu cực: đẩy, kéo, đánh đập, ném đồ vật…

- Các tín hiệu xúc giác tích cực: đập tay, vỗ nhẹ vào vai, xoa đầu, ôm…

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bướng bỉnh, chán học, dùng điện thoại thâu đêm? - 2

Khi chúng ta nhận được những tín hiệu giác quan khác nhau, chúng ta sẽ phản ứng một cách vô thức, chẳng hạn như khi một đứa trẻ ôm chúng ta, trái tim chúng ta lập tức tan chảy, bởi vì điều chúng ta cảm nhận được là tình cảm của đứa trẻ đối với cha mẹ, sự gắn bó và yêu thương. Và khi con cái tỏ ra cực kỳ nóng nảy với cha mẹ, thậm chí la mắng chúng ta cũng sẽ thấy huyết áp tăng vọt, thở dốc và cảm thấy lo lắng rằng cảnh sắp vượt khỏi tầm kiểm soát.

Nếu muốn giải quyết triệt để các hành vi nổi loạn, chán học nghiện di động của trẻ thì chúng ta phải bắt đầu từ việc thay đổi các tín hiệu giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác) mà trẻ em tiếp nhận; từ đó thay đổi trạng thái tự tin (hoặc cách nhận thức giá trị bản thân) của trẻ.

Nói cách khác, để thực sự giải quyết vấn đề nghiện trò chơi di động của trẻ em, phải sử dụng “tín hiệu cảm giác tích cực” để cấm dần “tín hiệu cảm giác tiêu cực, thay đổi kênh phản ứng cảm xúc của “tự động phát” của trẻ.

4 cột mốc đáng chú ý nhất khi nuôi dạy bé trai cha mẹ nên nhớ

Khi nuôi dạy một bé trai, cha mẹ thường lo lắng về nhiều thứ. Chỉ khi hiểu được đặc điểm tăng trưởng của con trai và có cách giáo dục phù hợp thì cha mẹ mới không còn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo THÙY LINH (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN