Cha mẹ làm gì ở nhà quyết định tương lai con cái
Cha mẹ không làm gương cho con cái đừng trách con lại sao lại không lớn lên đúng như kỳ vọng của mình.
Một số cha mẹ không làm gương cho con cái noi theo nhưng lúc nào cũng đưa ra đủ thứ yêu cầu khắc khe với con. Tan sở về tới nhà là họ cầm điện thoại xem video cả buổi nhưng lại yêu cầu con phải tập trung học, đọc sách.
Nhà giáo dục Lev Tolstoy từng nói: “Tất cả hoặc tới 99% đều do tấm gương, sự ngay thẳng của cha mẹ tác động tới con cái họ”.
Lời nói và việc làm của cha mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới tầm nhìn, phương hướng, cuộc sống của con cái trong tương lai.
Bi kịch giáo dục gia đình: Cha mẹ mải lướt điện thoại nhưng ép con học
Có một người mẹ lên MXH phàn nàn rằng, chồng về tới nhà là nằm dài trên ghế sofa bấm điện thoại. Hiện tại, cậu con trai của họ tỏ ra rất chán học.
Cô nhiều lần nhắc nhở chồng mình không được dùng điện thoại trước mặt con cái nhưng anh không nghe. Một hôm, cậu con trai chạy vào phòng lấy điện thoại của bố nghịch. Khi thức dậy, anh thấy con mình đang mải mê bấm điện thoại nên rất tức giận, ra lệnh cho cậu phải ngồi vào bàn học bài.
Anh nói: “Hôm nay bố sẽ trông chừng con trong phòng, con không được phép đi đâu hết, phải làm cho xong hết bài tập”.
Mặc dù muốn phản kháng nhưng vì sợ bố nên cậu bé đành ngoan ngoãn nghe lời. Người bố thấy con ngồi học bài nghiêm túc nên nằm trên giường con bấm điện thoại, còn để phát ra tiếng động.
Thấy như vậy, cậu bé tức giận hét lớn: “Con không có học nữa. Tại sao bố lại ngồi bấm điện thoại bên cạnh con? Con thì ngồi học còn bố thì ngồi chơi”.
Người bố nghe con nói vậy tỏ ra bối rối không biết nên nói lại như thế nào. Vì vậy, anh đành cầm điện thoại đi ra ngoài.
Trên thực tế, những vấn đề của con cái đều do bố mẹ gây ra. Cha mẹ thường phàn nàn rằng, con cái “không ngoan, không thích học, ham vui”, mà quên mất khuyết điểm của con cái thực chất đang phản ánh vấn đề của cha mẹ.
Suy nghĩ, lời nói và việc làm của cha mẹ đều ảnh hưởng một cách tinh tế đến sự trưởng thành của con cái trong mọi thời điểm.
Cha mẹ là người thầy đầu tiên của con, nếu cha mẹ làm việc xấu đừng mong con thành người tử tế
Có một câu chuyện đăng trên mạng kể lại rằng:
Ngày còn nhỏ, có một cậu bé thường được mẹ dẫn đi chợ. Cậu thường thấy mẹ ngồi lựa đồ, khi thấy chủ bận bán hàng cho người khác, thỉnh thoảng người mẹ lén bỏ một thứ gì đó vài giỏ mình, đôi khi là vài trái ớt, cọng rau.
Dần dần, cậu bé bắt chước theo mẹ mình. Có một lần cậu bé ăn trộm được vài quả nho, người mẹ cười xoa đầu cậu bảo không sao.
Thấy được mẹ khuyến khích như vậy, cậu càng lún sâu vào con đường sai lầm. Lúc học cấp 1, vì ghen tỵ với các bạn giỏi trong lớp được phát phần thưởng mà cậu đã lén lấy trộm. Khi học cấp 2, các bạn học cùng lớp thường bị mất tiền, điều này có liên quan tới cậu.
Khi vào đại học, việc trộm cắp vặt không còn thỏa mãn được cậu nữa, cậu bắt đầu ăn cắp những vật có giá trị như điện thoại di động và máy tính.
Cuối cùng, mọi việc bị phát hiện, cậu bị đuổi học.
Có thể nói rằng, chính người mẹ đã huỷ hoại cuộc đời của con mình. Nếu người mẹ hành xử đúng đắn, con cái sẽ không bị như vậy.
Đôi mắt của đứa trẻ giống như một chiếc máy ảnh, có thể ghi lại tất cả các hành vi và lời nói của cha mẹ, lấy nó làm tiêu chí và tấm gương sống, đồng thời bắt chước trong tiềm thức.
Cha mẹ không chỉ là hình mẫu trong cuộc sống của con cái, mà còn gánh vác trách nhiệm nặng nề của người thầy đầu tiên của con cái. Vì vậy, trước mặt con cái, tính cách và thói quen của cha mẹ đặc biệt quan trọng.
Sự giáo dục cẩn thận của cha mẹ là nền tảng nuôi dạy những đứa trẻ tử tế
Có một video được chia sẻ lên mạng khiến cư dân mạng trầm trồ. Theo đó, trong lúc 3 đứa con đang tập trung làm bài tập, người cha ngồi trên ghế sofa đọc sách, các bức tường xung quanh treo đầy giải thưởng.
Người cha đi làm rất bận nhưng ngày nào cũng nhất quyết học bài cùng con và nói: “Thời gian không còn nhiều”.
Người mẹ toàn thời gian chăm sóc con cái, còn người cha chịu trách nhiệm gánh vác kinh tế cho cả nhà. Thế nhưng, anh lại sẵn sàng dành thời gian cho con như thế này khiến cư dân mạng rất ghen tị.
Nhiều người cha sau khi đi làm về thường chỉ muốn nghỉ ngơi, hoàn toàn không quan tâm tới con cái, họ coi đó là việc của người mẹ.
Không nhất thiết cha mẹ nào cũng phải có học thức cao, năng lực giỏi mới mang lại cho con cái bầu không khí học tập và môi trường trưởng thành tốt.
Nếu cha mẹ thấy việc dạy con quá phiền phức và lười biếng, trong tương lai con cái cũng sẽ trở nên lười biếng và thiếu động lực trong cuộc sống.
Nếu bạn muốn nuôi dạy một đứa trẻ xuất chúng, hãy bắt đầu từ lúc mình bước vào nhà. Tắt điện thoại di động, cầm sách lên, tận tâm đồng hành, nghiêm khắc giám sát con cái.
Nếu ý thức được thời gian và biết cách quản lý, trẻ sẽ không còn trì hoãn khi làm bất cứ việc gì nữa.
Nguồn: [Link nguồn]