Cha mẹ là giáo sư Đại học Bắc Kinh, con trai bỏ học từ cấp 2

Sự kiện: Dạy con
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Câu chuyện này sẽ khiến cho nhiều bậc cha mẹ phải suy ngẫm về chuyện học hành của con mình.

Có một câu chuyện được chia sẻ ở Trung Quốc gây xôn xao cư dân mạng với tựa đề: “Mẹ tôi là giáo sư ở Đại học Bắc Kinh, tôi thậm chí chưa học hết cấp hai”.

Câu chuyện kể về gia đình của một cặp vợ chồng trí thức - hai giáo sư tại Đại học Bắc Kinh và con trai của họ, Tông Hạo Nhiên. Từ nhỏ, Hạo Nhiên đã không thích việc đi học. Trong khi mẹ của cậu, bà Triệu Đông Mai, từng là một học sinh xuất sắc, thi đỗ Đại học Bắc Kinh năm 17 tuổi và sau này trở thành giảng viên, Hạo Nhiên lại có một trải nghiệm hoàn toàn khác. Cậu không đi học thêm, cũng không hứng thú với việc học hành. Ngay từ lớp 1, cậu đã cảm thấy lạc lõng khi các bạn đồng trang lứa có nền tảng vững vàng hơn mình.

Trong suốt những năm tiểu học, Hạo Nhiên vẫn không tìm thấy động lực học tập. Khi bước vào trung học, cảm giác chán nản càng trở nên rõ rệt. Mỗi buổi sáng thức dậy, cậu đều cảm thấy nặng nề khi nghĩ đến việc phải đến trường. Những khoảnh khắc vui vẻ hiếm hoi chỉ đến trong giờ ra chơi khi cậu được chơi bóng rổ. Còn lại, thời gian trên lớp chỉ khiến cậu cảm thấy ngột ngạt.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Cuối cùng, Hạo Nhiên quyết định nghỉ học. Ban đầu, cha mẹ cậu không thể chấp nhận được sự thật này. Họ cãi vã, trách mắng con, nhưng càng ép buộc, tình hình càng trở nên căng thẳng. Cậu tự nhốt mình trong phòng suốt nhiều tháng trời, gần như cắt đứt liên lạc với cha mẹ. Ban ngày ngủ, ban đêm thức và chìm đắm trong thế giới game. Dần dần, cha mẹ cậu nhận ra rằng sự cưỡng ép không phải là giải pháp. Nếu tiếp tục đối đầu với con, họ có thể mất đi cậu mãi mãi.

Sau một thời gian dài đấu tranh tư tưởng, bà Triệu Đông Mai bắt đầu thay đổi cách nhìn nhận vấn đề. Bà tự hỏi: "Điều gì là quan trọng nhất đối với con mình?" Và câu trả lời không còn gói gọn trong việc học tập hay bằng cấp, mà là việc trở thành một người có thể tự lập, sống một cuộc đời có ý nghĩa và hạnh phúc.

Khi bà thực sự chấp nhận con trai mình với những khác biệt của cậu, mối quan hệ giữa hai mẹ con dần trở nên nhẹ nhàng hơn. Hạo Nhiên không còn cảm thấy áp lực phải sống theo kỳ vọng của cha mẹ nữa.

Khi đã có sự thấu hiểu, bà Triệu Đông Mai bắt đầu tập trung vào việc giúp con nhận ra giá trị của bản thân. Bà động viên, khuyến khích con theo đuổi những gì cậu thích, thậm chí còn cường điệu hóa khả năng của con để giúp cậu lấy lại sự tự tin. Bà nói với bạn bè rằng con trai mình có năng khiếu sửa chữa cơ khí, nếu cần sửa xe, họ có thể tìm đến cậu.

Những năm tiếp theo, Hạo Nhiên thử nghiệm nhiều công việc khác nhau. Cậu học sửa xe, may vá, làm đồ gỗ... nhưng vẫn chưa tìm thấy con đường rõ ràng cho mình. Đến năm 18 tuổi, nhờ sự giới thiệu của một người bạn của mẹ, cậu có cơ hội tham gia một đoàn làm phim tài liệu với vai trò trợ lý nhiếp ảnh. Từ đó, Hạo Nhiên dần tìm thấy đam mê của mình và trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.

Hành trình của Hạo Nhiên là một minh chứng cho việc không phải ai cũng phù hợp với con đường học vấn truyền thống. Quan trọng hơn cả, một gia đình thực sự có thể "trở thành điểm tựa" cho con không phải bằng địa vị, danh tiếng hay tài sản, mà bằng sự thấu hiểu và chấp nhận, giúp con tự tin khám phá thế giới theo cách riêng của mình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Hạnh (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN