Cha mẹ không thích đọc sách, khó dạy con hứng thú với việc học
Hiểu đúng bản chất của việc giáo dục con cái, cha mẹ sẽ thấy việc dạy con không quá khó khăn nữa.
Có một nghịch lý xảy ra trong nhiều gia đình, đó là cha mẹ càng quan tâm tới việc học của con, con cái càng tỏ ra thờ ơ, không có hứng thú học hành. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, một trong số đó phải kể tới yếu tố khách quan là do cha mẹ.
Cha mẹ không thích đọc sách không thể dạy con thích học
Có một người mẹ than thở rằng, con trai cô đang học tiểu học, trong thời gian học online, mỗi khi cô giáo yêu cầu đọc bài, cậu bé chỉ đọc vài câu rồi lập tức đặt cuốn sách xuống. Học hành lúc nào cũng đợi mẹ nhắc mới chịu làm, chưa bao giờ tự chủ động ngồi vào bàn học.
Tuy nhiên, chỉ cần cậu bé cầm điện thoại là sẽ say mê tới mức quên hết mọi thứ.
Ảnh minh họa.
Khi được hỏi rằng: “Cô có sở thích gì lúc ở nhà”. Người mẹ sững sờ một chút, ngập ngừng nói: “Ngoài làm việc nhà ra, lúc rảnh tôi thường lướt xem video trên điện thoại”.
Rõ ràng, người mẹ cũng thích mê điện thoại, làm sao con cái có thể thích học hơn chơi? Khi bạn mải mê lướt xem video, con cái sẽ nhìn vào đó mà bắt chước theo.
Trên thực tế, hầu hết cha mẹ đều không thích học hay đọc sách mà chỉ thích chăm con.
Nhiều cha mẹ cảm thấy rất khó khăn trong việc giáo dục con cái, họ phiền lòng khi thấy con mình không thích học, cũng không có động lực học. Họ cũng rất chịu chi khi tiêu tốn nhiều tiền bạc, sức lực, đăng ký cho con trường này lớp nọ.
Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự thất bại trong cách giáo dục của cha mẹ là họ không nhận ra sai lầm của mình. Họ xem con cái như cấp dưới, yêu cầu phải làm theo ý mình. Cha mẹ rất giỏi trong việc giảng đạo lý nhưng lại ít khi dạy con bằng cách làm gương, đó là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại trong giáo dục.
Người Trung Quốc có câu nói “rồng sinh ra rồng, phượng sinh ra phượng”, cha mẹ như thế nào con như thế đấy. Cha mẹ được chia thành 3 cấp độ khác nhau như sau:
- Cấp 1: Cha mẹ sẵn sàng chi tiền cho con cái, đáp ứng mọi nhu cầu vật chất để con cái có một cuộc sống tốt đẹp nhất.
- Cấp 2: Cha mẹ sẵn sàng dành thời gian đồng hành cùng con, quan tâm tới cảm xúc của con.
- Cấp 3: Cha mẹ sẵn sàng dành thời gian và công sức quan tâm tới việc học của con, sẵn sàng thay đổi bản thân vì con, làm gương, có sự nhất quán giữa việc rao giảng đạo lý và hành động, hướng con cái tới sự tích cực.
Vậy nên, nếu trong một gia đình có cha mẹ không hứng thú với việc học, không thích đọc sách, suốt ngày chỉ biết cầm điện thoại lướt TikTok, Facebook… rất khó để con cái chăm chỉ học hành. Chỉ bằng cách làm gương, cha mẹ mới khiến con cái thay đổi.
Cha mẹ nên làm gì để con cái có niềm đam mê với việc học hơn?
- Nhận ra ưu điểm của con mình, khẳng định bằng ngôn ngữ tích cực
Nhiều bậc cha mẹ luôn lấy những khuyết điểm của con mình ra chỉ trích, mắng mỏ, đây là cách giáo dục tồi tệ nhất. Nó sẽ khiến trẻ bị tổn thương, ảnh hưởng tới sự tự tin.
Việc cha mẹ nên làm là nhìn nhận ưu điểm của con mình, hướng dẫn con phát triển theo thế mạnh, biết cách tránh và thay đổi những khuyết điểm của bản thân.
- Làm tấm gương cho con cái, không ngừng hoàn thiện bản thân thông qua việc học và đọc
Trẻ không chăm học, thích nghịch điện thoại, kén ăn, không chịu ăn dễ dàng khiến cha mẹ trở nên bạo lực, lo lắng. Cách tốt nhất để thay đổi con cái là thay đổi chính mình trước.
Vì vậy những bậc cha mẹ thông thái đừng bao giờ dành phần lớn sức lực cho con mà hãy cố gắng hoàn thiện bản thân trước.
Khi con học, bạn cũng học hoặc đọc sách, thái độ học tập của bạn sẽ khiến con bắt chước theo. Cha mẹ là người thầy đầu tiên của con cái và gia đình là trường học đầu tiên. Ảnh hưởng của bầu không khí gia đình và sức mạnh khi cha mẹ làm gương là những nguồn lực giáo dục tốt nhất.
- Trau dồi những thói quen tốt của bản thân
Nếu muốn con mình có tương lai tương sáng hơn, ngay từ sớm chúng cần được cha mẹ rèn luyện thói quen tốt. Trước tiên, trẻ cần được dạy ngủ sớm dạy sớm, ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, tránh thói quen xấu như xem quá nhiều điện thoại, biết tự chăm sóc cơ thể…
Những thói quen tốt sẽ nuôi dưỡng tính cách tốt, con cái sẽ được hưởng lợi cả đời.
Trẻ lề mề, lười học là nỗi trăn trở của nhiều bậc phụ huynh, vậy làm thế nào để giải quyết tình trạng này?
Nguồn: [Link nguồn]