Cha mẹ khôn ngoan sẽ biết giữ thể diện cho con, đặc biệt có 3 điều cần lưu ý

Sự kiện: Dạy con

Có một số trường hợp cha mẹ làm bẽ mặt con cái trước nhiều người, vô tình để lại những tổn thương không thể xóa nhòa trong tim trẻ.

Có một cô gái giấu tên chia sẻ lên mạng câu chuyện về mình. Theo đó, cô đưa bạn bè về nhà chơi, trong khi mọi người đang ăn, người mẹ trêu con gái và nói: “Béo như vậy sau này khó kiếm bạn trai lắm, chắc nằm nhà mẹ nuôi thôi”.

Mọi người nghe xong đều bật cười, ngay cả bản thân cô con gái cũng cười theo.

Nhưng người mẹ không ngờ rằng sau khi bạn bè rời đi, con gái lại nổi giận với mình: “Có gì vui khi mẹ tâng bốc người khác rồi dìm con như vậy? Tại sao cha mẹ khác không làm điều này, sao mẹ cứ nói về con kiểu như vậy thế. Giờ thì mẹ hiểu tại sao con hiếm khi đưa bạn bè về nhà mình chơi rồi đó”.

Cô gái cho biết, dù 20 tuổi nhưng cô chưa từng được cha mẹ mình khen. Cô luôn cảm thấy tủi thân khi cha mẹ người khác tâm lý còn cha mẹ mình thì ngược lại. Không khí gia đình cô lúc nào cũng căng thẳng.

Trên thực tế, có một số trường hợp gia đình sôi động, cha mẹ hay pha trò khiến mọi người cười vui nhưng không biết đã làm tổn thương tới lòng tự trọng của con mình.

Cha mẹ làm tổn thương con mình

Có một video trên mạng Trung Quốc quay lại cảnh một cậu bé bị mẹ đánh trước mặt mọi người vì không làm xong bài tập về nhà, sau đó bị mẹ phạt đứng suy ngẫm.

Mặc dù trên mặt cậu bé không có biểu cảm gì nhưng nước mắt vẫn không ngừng rơi. Người em nghịch ngợm nên lấy ra một cái chậu lớn, đặt dưới cằm anh mình rồi cười lớn. Người cha ở bên cạnh, không những không ngăn cản con trai mà còn bắt đầu cười theo. Những người khác vừa cười nhạo cậu bé vừa dùng điện thoại di động quay video và đăng lên mạng.

Cậu bé vẫn im lặng nghe những lời chế giễu của họ, cậu khóc lặng lẽ suốt nửa giờ.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trường hợp khác phải kể tới một cô bé sống ở Thiểm Tây, Trung Quốc. Khi chuẩn bị đến trường sau kỳ nghỉ lễ, cô phát hiện mình tăng cân rất nhiều và thậm chí không thể mặc được đồng phục học sinh.

Thấy con gái loay hoay cài cúc áo, mẹ cô thấy rất buồn cười và chụp ảnh lại cảnh tượng đó. Dù con gái có né tránh ống kính của mẹ bao nhiêu đi chăng nữa, mẹ vẫn đi theo con mà cười cợt. Một ngày sau khi đăng video lên mạng, người mẹ khoe với con gái: "Con nghĩ nó có bao nhiêu lượt thích?".

Những lời này khiến cô tức giận nói: “Có người mẹ nào như mẹ không”.

Sau đó, tất cả các bạn cùng lớp trong lớp của cô bé đều xem đoạn video này và trêu chọc cô. Cô bé khóc lóc cầu xin mẹ xóa video. Người mẹ thấy buồn cười, không những không xóa mà còn gửi lại video cho cô giáo.

Trong mắt trẻ em, đây là sự xấu hổ và đáng hổ thẹn của chính chúng. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ lại không nhận ra điều này. Nhà giáo dục Chen Zihong (Trung Quốc) từng nói: “Người lớn luôn cho rằng trẻ em không có khả năng nhận thức nên sẽ không cảm thấy xấu hổ”.

Chính sự hiểu lầm này khiến cha mẹ luôn bỏ qua những mong đợi của con về sự tôn trọng và thừa nhận.

Bạn cũng có thể thử đặt mình vào vị trí của người khác. Khi bạn và mọi người đang trò chuyện và ăn uống cùng nhau, con bạn bỗng nói: "Mẹ ơi, mẹ trông già quá. Khi ở cùng các cô, mẹ trông như bà ngoại. Hahaha!"

Khi nhà có khách đến ăn tối, đứa trẻ lại nói: “Mẹ nấu ăn dở quá, gọi đồ ăn bên ngoài còn ngon hơn”.

Khi bạn ăn mặc đẹp, đứa trẻ nói: "Mẹ ơi, mẹ đã già rồi, ăn mặc bình thường lại chút đi, trông cứ như quái vật. Hahaha!".

Bạn có cảm thấy vui sau khi nghe những lời này không? Chắc hẳn câu trả lời là “không”.

Bởi vì không ai thích bị cười nhạo. Cha mẹ có thể đánh đập, mắng mỏ con nếu con không tôn trọng cha mẹ. Nhưng nếu cha mẹ không tôn trọng con cái, con cái sẽ chỉ gặp rắc rối với chính mình mà thôi. Thế giới của trẻ thơ rất nhỏ nên mọi điều nhỏ nhặt đều rất lớn lao với trẻ.

Cha mẹ khôn ngoan sẽ biết giữ thể hiện cho con

Cách đây không lâu có một cậu bé 14 tuổi ở Vũ Hán đã nhảy từ một tòa nhà xuống sau khi bị mẹ tát tại trường.

Chiều hôm đó, cậu bé đang chơi bài với 2 bạn cùng lớp trong lớp nên giáo viên đã mời phụ huynh đến trường. Mẹ của cậu bé rất tức giận khi nhìn thấy con trai mình ở hành lang, cô hung hãn xông tới.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Cô tát mạnh vào đứa trẻ, đẩy mạnh vào đầu, dùng tay bóp cổ và liên tục chửi bới. Lúc này, học sinh liên tục đi qua lại ngoái nhìn. Người mẹ không hề quan tâm đến sắc mặt con mình mà không ngừng đánh đập, mắng mỏ. Trong suốt quá trình ấy, cậu bé vẫn im lặng.

Mãi cho đến khi bóng dáng mẹ rời khỏi tầm mắt, cậu bé mới thở phào. Như thể đã quyết tâm, cậu quay người leo lên lan can không chút do dự, nhảy từ tầng 5 xuống đất tử vong. Tin tức này khiến người nhiều choáng váng.

Có nhiều cách để “tiêu diệt” một đứa trẻ ở nơi công cộng, cách đau lòng nhất chính là lăng mạ, coi thường và chà đạp chúng. Nếu con cái không nhận thấy mình có giá trị trong mắt cha mẹ, chúng sẽ không ý thức được sự tồn tại của chính mình.

Trên thực tế, lòng tự trọng của mỗi đứa trẻ đều có một tuyến phòng thủ. Tuyến phòng thủ này cũng là điểm mấu chốt cuối cùng để bảo vệ bản thân của trẻ. Cha mẹ không nên dễ dàng vượt qua ranh giới này.

Cha mẹ khôn ngoan sẽ biết giữ thể diện cho con, đặc biệt có 3 điều cần lưu ý - 3

Có 3 điều cần cha mẹ lưu ý:

- Đừng phủ nhận con cái vì sự khiêm tốn

Một số cha mẹ có con cái giỏi giang, xinh đẹp, khi được người khác khen ngợi liền phủ nhận điều đó: “Không đâu, con bé may mắn mới thi được điểm cao”, “Con bé cũng bình thường, không có xinh đẹp như người ta”.

- Đừng chỉ trích con ở nơi công cộng hoặc làm chúng xấu hổ

Nhiều bậc cha mẹ luôn dạy dỗ con mình bất kể dịp nào. Thậm chí, có bậc cha mẹ còn cố tình dạy con trước mặt mọi người vì nghĩ rằng điều này sẽ giúp con ghi nhớ và không tái phạm lỗi lầm sau này.

Không ai muốn bị sỉ nhục trước mặt người khác và không thể quên được nỗi nhục nhã này.

- Đừng xâm phạm quyền riêng tư của con

Một số phụ huynh có thói quen đọc lén nhật ký của con mình. Khi sự việc bị phát hiện, đứa trẻ cảm thấy không còn tin tưởng ai được nữa, đặc biệt là cha mẹ mình.

Mọi người đều có những bí mật riêng mà họ không muốn chia sẻ hoặc không muốn chia sẻ.

Trong quá trình dạy dỗ con cái, việc phê bình hay la mắng con là điều tất yếu, nhưng phê bình như thế nào để trẻ không bị tổn thương và nhận ra bài học lại là điều khác.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN