Cha mẹ già vẫn muốn bao bọc dù con đã 40 tuổi khiến con ăn bám, vô dụng, không muốn ra ở riêng

Sự kiện: Dạy con

Tâm lý bao bọc của nhiều phụ huynh thúc đẩy xu hướng gắn bó với gia đình thay vì sống độc lập phát triển.

Cha mẹ không chịu để con lớn

Đối với các bậc phụ huynh Hàn Quốc, che chở và chăm sóc con cái bất chấp tuổi tác là chuyện đương nhiên. Dù đứa con của họ còn bé hay đã đến tuổi tự lập, cũng không có ngoại lệ.

"Nói thật lòng, làm sao mà tôi có thể để cậu quý tử của mình vất vả cho được", ông Lee Young-wook, người cha 61 tuổi, sống tại Bundang, ngoại ô Seoul chia sẻ. Con trai ông, Lee Jeong-kyu, 31 tuổi, vẫn sống cùng cha mẹ trong căn hộ chật hẹp, chỉ vừa đủ cho 3 người chui ra chui vào.

Gia đình ông Lee Young-wook.

Gia đình ông Lee Young-wook.

Viện Y tế và Xã hội Hàn Quốc năm 2022 đã công bố nghiên cứu trên 14.000 người trưởng thành trong độ tuổi 12-49 để điều tra về xu hướng những người độc thân vẫn phải sống phụ thuộc vào gia đình, hôm 13/10. Kết quả cho thấy 49,7% người ở độ tuổi 30 và 48,8% người ở độ tuổi 40 (tham gia khảo sát) vẫn chưa kết hôn và số cùng cha mẹ.

Nguyên nhân của thực trạng này là do độc thân và điều kiện kinh tế eo hẹp.

Choi Seon Yeong, người thực hiện nghiên cứu, cho biết tỷ lệ những người 30, 40 tuổi không chọn sống riêng vì họ chưa kết hôn. Điều này khiến họ vẫn giữ tâm lý lệ thuộc, ăn bám vào cuộc sống có người thân bên cạnh.

Báo cáo công bố có 30% người Hàn Quốc trong độ tuổi 19-49 đang sống cùng cha mẹ. Tuy nhiên, khi thu hẹp khảo sát xuống còn "những người chưa kết hôn", con số này lên tới 62,4%.

Một số các vấn đề liên quan tới công việc, quá trình học tập cũng khiến họ quyết định gắn bó với gia đình thay vì sống độc lập.

Theo Choi, một lý do khác quan trọng hơn lại đến từ tình hình tài chính của nhóm người này.

Nghiên cứu chỉ ra những người có thu nhập cao sẽ có xu hướng sống độc lập hơn. Tình trạng kinh tế của những người trong gia đình cũng ảnh hưởng đến quyết định sống riêng hay sống chung của nhóm người này.

"Những người có tài chính ổn định thường sẽ chọn cách sống một mình. Đây là cách họ thể hiện sự trưởng thành bằng cách tách rời, sống độc lập", Choi nói với The Korea Herald.

Ở cả hai nhóm tuổi 30 và 40, phụ nữ cũng có tỷ lệ sống cùng cha mẹ cao hơn đàn ông. Báo cáo cho thấy, 54,5% phụ nữ ở độ tuổi 30 và 50,6% ở độ tuổi 40 sống với người thân. Trong khi đó, con số này ở nam giới thấp hơn chỉ với 47,6%.

Thế hệ thuộc "bộ tộc kangaroo"

Mặc dù sống trong căn hộ chật hẹp, nhưng Lee Jeong-kyu chưa vào giờ thử chuyển ra để sống một mình và cũng chưa từng nghĩ tới ý tưởng đó.

Jeong-kyu được coi là thành viên của "bộ tộc kangaroo" Hàn Quốc – từ lóng để mô tả những người vẫn ăn bám bố mẹ dù đã ngoài 30 tuổi, thậm chí 40 tuổi. Cái tên đó gợi nhớ về hình ảnh loại chuột túi kangaroo, lớn lên trong chiếc túi trước bụng mẹ và nhiều con không muốn rời đi dù đã đủ lớn.

Nhiều người trưởng thành tại Hàn Quốc vẫn chọn cách sống cùng gia đình. Ảnh: The Korea Herald.

Nhiều người trưởng thành tại Hàn Quốc vẫn chọn cách sống cùng gia đình. Ảnh: The Korea Herald.

"Hiện tượng bộ tộc kangaroo không phải mới mẻ ở Hàn Quốc. Vì tỉ lệ người trưởng thành trong độ tuổi 30 -40 sống cùng bố mẹ hiện nay không mấy khác biệt so với thời kỳ những năm 1980. 2010", theo giáo sư xã hội học Kye Bong-oh, đại học Kookmin.

Không thể độc lập kinh tế chỉ là một trong số những yếu tố khiến những người trưởng thành đó không rời khỏi "tổ". Nhiều người tiếp tục sống cùng cha mẹ bởi nhiều lý do. Một số, sống cùng cha mẹ để chăm sóc đấng sinh thành cao tuổi, đồng thời tiết kiệm tiền cho tương lại. Một số người khác, đặc biệt là phụ nữ độc thân lại vin vào quan điểm bảo thủ của cha mẹ làm lý do không ra ngoài sống.

Tâm lý bao bọc con cái của cha mẹ Hàn Quốc

Song Jung-hyun, 36 tuổi và Nang Yoon-jin, 33 tuổi, đều là giáo viên một trường trung học cơ sở ở Seoul, có thể tự chủ tài chính, đủ điều kiện ở riêng nhưng cha mẹ của họ cho rằng phụ nữ chỉ nên chuyển ra ngoài khi kết hôn.

Song Jung-hyun, 36 tuổi và cha mẹ.

Song Jung-hyun, 36 tuổi và cha mẹ.

Song nói, với nhiều người việc sống cùng gia đình là cực hình, nhưng cô lại hài lòng, khi nhận thấy những lợi ích thiết thực. Cô vẫn được mẹ nấu ăn sáng, chi trả toàn bộ phí sinh hoạt. Mọi thứ không có nhiều thay đổi so với thời sinh viên, ngoài việc cô đã đi làm và có thể tiền tiết kiệm.

Không những vậy, cô còn được bố mẹ dọn dẹp phòng ngủ, giặt giũ quần áo và đưa ra những lời khuyên trực tiếp.

"Ngược lại khi bố mẹ già đi, tôi có thể chăm sóc họ dễ dàng hơn. Họ cũng thường nói không dám tưởng tượng việc sống thiếu tôi", Song nói.

Nang Yoon-jin, 33 tuổi và mẹ.Thuật ngữ "bộ tộc kangaroo" phổ biến ở Hàn

Nang Yoon-jin, 33 tuổi và mẹ.Thuật ngữ "bộ tộc kangaroo" phổ biến ở Hàn

Hiện nay, sự kỳ thị "bộ tộc kangaroo" là những người kém cỏi về mặt xã hội, tài chính đã giảm bớt. Nhiều người bắt đầu nhận thấy, muốn độc lập kinh tế trong tình hình hiện nay ngày càng khó với thế hệ trẻ.

"Giá nhà tại các thành phố lớn như Seoul tăng mạnh từ năm 2000, trong khi thị trường việc làm không ổn định, ngày càng nhiều công việc chỉ có tính tạm thời. Đó là các yếu tố khiến những người 30 -40 tuổi gặp khó khăn nếu muốn sống tự lập, rời khỏi nhà cha mẹ", Lee Chul-hee, giáo sư kinh tế học Đại học Quốc gia Seoul nói.

Trước thực tế con trai chưa từng có công ăn việc làm ổn định, ông Lê Young-wook tự tin mình lựa chọn đúng khi không gây áp lực, buộc con phải chuyển ra ngoài sống tự lập. "Tôi và vợ đều muốn làm chỗ dựa vững chắc cho con trai. Tôi sẽ không thúc giục việc của con ít nhất đến khi nó 35 tuổi".

Nhờ tình yêu thương này của cha mẹ, Jeong-kyu không bị áp lực phải tự lập đè nặng. Anh có thể theo đuổi công việc yêu thích, từ từ nghĩ đến chuyện kết hôn và ra ở riêng.

Nguồn: [Link nguồn]

Con không chịu lắng nghe và ghi nhớ những gì cha mẹ dạy bảo khiến nhiều phụ huynh cáu gắt. Vậy có cách nào để cải thiện điều đó?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Vy (t/h) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN