Cha mẹ đừng vội sợ khi con nói dối

Sự kiện: Dạy con

Nghiên cứu khẳng định các gia đình luôn đặt nặng việc tuân thủ nguyên tắc và ít trò chuyện cởi mở với trẻ lại khiến trẻ nói dối nhiều hơn.

Khi còn nhỏ, trẻ nhỏ nói dối thường đem lại sự hài hước cho cha mẹ hơn là sự bực mình. Thử tưởng tượng một đứa trẻ nói rằng con không ăn bánh trong khi bánh vẫn còn đầy trong mồm, hoặc đổ tội cho con chó đã vẽ bậy lên tường. Đứa trẻ có thể nghĩ rằng chúng lừa được người khác nhưng chúng chưa biết cách làm thế nào để làm điều đó.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trước 8 tuổi, trẻ thường để lộ ‘chân tướng’ mỗi khi nói dối. Trong một nghiên cứu, những trẻ từ 3 đến 7 tuổi được yêu cầu không được nhìn món đồ chơi bí mật đặt sau lưng chúng, thì mức độ nói dối thay đổi theo từng độ tuổi.

Từ 3 đến 5 tuổi, trẻ thường giữ được gương mặt ngây thơ vô tội một cách đáng ngạc nhiên, nhưng lại để lộ mình nói dối bằng cách gọi tên được món đồ chơi. Trẻ từ 6 đến 7 tuổi bắt đầu biết cách nói dối tinh vi hơn, một số vẫn giữ được thái độ rất tỉnh, một số khác thì tình cờ nói ra được tên món đồ chơi.

Khi trẻ càng lớn và nhận thức của chúng phát triển, chúng có thể hiểu được loại nói dối nào khiến người khác tin được. Chúng cũng trở nên giỏi hơn trong việc tiếp tục nói dối.

Sự phát triển đạo đức cũng bắt đầu hình thành. Những đứa trẻ nhỏ thường có khuynh hướng nói dối để đạt được mục đích cá nhân, trong khi những đứa lớn hơn bắt đầu đoán được cảm giác của người khác khi chúng nói dối.

Vậy khi còn nhỏ, trẻ nói dối chưa thật "đáng sợ". Nhưng nếu để việc nói dối của trẻ được duy trì ngay cả khi trẻ lớn lên thì lại là vấn đề nghiêm trọng, khi nói dối đã bắt đầu trở thành thói quen, thành tính cách trẻ.

 Bởi thế, điều cần làm là cha mẹ hãy:

- Dành thời gian nói chuyện một cách bình tĩnh để trẻ hiểu cảm giác của bạn khi nhận lời nói dối đó. Hãy cảnh báo việc nói dối ảnh hưởng đến mối quan hệ của hai người và sẽ như nào khi gia đình và bạn bè không còn tin trẻ nữa.

- Không nên gọi trẻ là "kẻ nói dối" hoặc những câu tương tự. Khi trẻ đã thực sự nghĩ mình là "kẻ nói dối", việc nói thật trở nên không còn cần thiết và nói dối như một lẽ đương nhiên.

- Nếu trẻ nói dối vì muốn thu hút sự chú ý của bạn, hãy cho trẻ thấy mình luôn được quan tâm và không cần thiết phải nói dối nữa.

- Khuyến khích sự trung thực: Bất cứ khi nào trẻ nói thật, bố mẹ hãy khen ngợi con. Điều này khiến trẻ nhận ra rằng nói thật đôi khi cần rất nhiều dũng cảm, nhưng đổi lại đây là hành động đúng đắn, được bố mẹ ủng hộ. Từ đó, giúp trẻ xây dựng tính cách trung thực.

- Cùng con sửa lỗi. Hãy yêu cầu các bé suy nghĩ thêm những biện pháp giải quyết vấn đề thay vì nói dối. Bài học này có tính định hướng, giúp trẻ học hỏi thêm các cách giải quyết vấn đề thay vì lấp liếm.

- Cha mẹ là tấm gương để trẻ noi theo. Trẻ học hỏi bằng cách quan sát. Cha mẹ là những người ở gần bé nhất. Vì vậy, hãy làm gương cho trẻ bằng cách luôn trung thực trong những chuyện diễn ra hằng ngày. Hãy để trẻ biết lời nói của cha mẹ là đáng tin và cha mẹ cũng luôn muốn trẻ sẽ nói những lời chân thật với mình.

Trong 4 tình huống này cha mẹ cần dứt khoát từ chối nếu không muốn gây hại cho trẻ

Để bảo vệ con mình, cha mẹ nhất định nói “không” với những tình huống tưởng chừng như vô hại này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Nghi ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN