Cha mẹ đang tước đoạt sự trưởng thành của con bằng 7 hành động yêu thương dưới đây

Sự kiện: Dạy con

Cha mẹ ngỡ rằng mình đang thương con, nhưng thực chất những hành động này đang làm hại con, tước đoạt quyền được lớn lên, trưởng thành của con.

Nhiều bậc cha mẹ đã không nhận ra rằng, trẻ con thời nay ngày càng kém cỏi hơn rất nhiều so với trẻ con thời xưa. Khả năng yêu thương, khả năng thấu hiểu, khả năng vượt khó kém hơn. Kể cả sự tự lập, dường như cũng đến muộn hơn, mặc dù chúng được học rất nhiều.

Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng việc bố mẹ yêu thương con quá mức cũng là một trong những lý do dẫn đến vấn đề trên.

Cha mẹ nào cũng yêu thương con cái và luôn cho rằng, mọi thứ mình làm đều vì lợi ích của con. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ yêu thương con một cách thái quá, can thiệp quá sâu vào cuộc sống của trẻ. Điều này chắc chắn mang lại những kết quả không tốt.

Theo đó, những kiểu yêu thương dưới đây của cha mẹ, chẳng những không khiến con cái tốt hơn mà còn khiến con nhút nhát, ỷ lại:

1. Đáp ứng mọi đòi hỏi của con

Có một thực tế khá phổ biến hiện nay, không ít ông bố, bà mẹ thay vì dạy con thì họ lại biến mình thành quản gia, người giúp việc làm thay con mọi thứ. Ảnh minh hoạ

Có một thực tế khá phổ biến hiện nay, không ít ông bố, bà mẹ thay vì dạy con thì họ lại biến mình thành quản gia, người giúp việc làm thay con mọi thứ. Ảnh minh hoạ

Rất nhiều các ông bố bà mẹ hiện nay đang chiều con như.. vua. Bởi bố mẹ không chịu đựng được tiếng khóc của con. Chỉ cần bé òa lên ăn vạ là mọi yêu cầu của con đều được đáp ứng. Hoặc có dọa nạt trẻ nhưng chỉ qua loa rồi lại chiều theo ý chúng.

Cách làm này của cha mẹ chỉ khiến con giỏi mè nheo, phụ thuộc vào người lớn. Sau này khi lớn lên, ra ngoài xã hội, con không có ai để "ăn vạ", giúp đỡ mình nữa. Thế là đứa trẻ trở nên sợ hãi. Chưa kể con có thể thành người ích kỷ, dựa dẫm và luôn coi mình là trung tâm.

2. Cho con quá nhiều tiền

Mẹ không nên cho con nhiều tiền vượt quá mức cần thiết. Một số bậc cha mẹ cảm thấy có lỗi vì không thể dành nhiều thời gian cho con do quá bận, bởi vậy họ cố gắng làm con vui bằng cách cho con thêm tiền tiêu vặt.

Tuy nhiên, hành động này có thể khiến trẻ vượt quyền và tỏ ra lấn lướt. Mẹ chỉ cần cho con đủ số tiền mỗi ngày con thực sự cần, có thể cho thêm 1 chút để khích lệ con nhưng không phải thường xuyên. Hãy để bé được thực hành thói quen tiết kiệm thay vì chi tiêu hoang phí.

3. Không thể rời mắt khỏi con, lúc nào cũng ngó xem con đang làm gì

Phải nói rằng một số bậc cha mẹ ngày nay có tính sở hữu đến mức kiểm soát con cái từng phút từng giây. Chẳng hạn khi trẻ đang đọc sách trong phòng, cứ 15 phút là cha mẹ lại vào ngó một lần xem trẻ đang làm gì, có thực sự đang đọc sách hay không. Lúc thì họ mang ly nước, khi thì bê đĩa hoa quả vào. Dưới quan điểm của cha mẹ, hành động chăm sóc con cái như vậy là đúng đắn.

Nhưng đối với trẻ em lại là sự quấy rầy. Trẻ sẽ có cảm giác bị xâm phạm không gian riêng. Đặc biệt đối với những đứa trẻ đang tuổi lớn, việc bố mẹ luôn lục tung trong nhà cũng là một hành vi xâm phạm quyền riêng tư của chúng. Như vậy chúng sẽ không bao giờ đồng ý với quan điểm của bố mẹ, thậm chí là không thể hiểu được tâm tư của đấng sinh thành.

Có những việc mẹ làm cho con cứ tưởng rằng đó là vì thương con, yêu con nhưng sự thật thì không hẳn vậy. Ảnh minh hoạ

Có những việc mẹ làm cho con cứ tưởng rằng đó là vì thương con, yêu con nhưng sự thật thì không hẳn vậy. Ảnh minh hoạ

4. Không cho con động tay động chân bất cứ việc gì

Đây cũng là sai lầm hầu hết của các bậc cha mẹ. Nhiều phụ huynh thường nghĩ rằng, con bé như vậy không biết làm. Hoặc để chúng làm thì còn bừa bộn hơn, thôi làm cố cho xong.

Suy nghĩ như vậy chẳng những bị đánh giá là thiển cận lại còn khiến con trở nên lười biếng, ỉ lại. Sau này con khó mà tự lập được. Chưa kể đứa trẻ đó sẽ lóng ngóng trong mọi công việc. Dần dần chúng sẽ hình thành tâm lý tự ti giữa đám đông.

5. Tặng quà thật nhiều

Liên tục tặng quà cho trẻ bằng những món đồ xa xỉ mỗi khi trẻ làm tốt việc gì đó, về lâu dài chỉ khiến trẻ trở thành người thiên về vật chất mà thôi, trẻ sẽ bắt đầu mong đợi một món quà mỗi khi làm được một việc tốt.

Thay vào đó, mẹ hãy khen ngợi và khuyến khích trẻ khi có hành vi tốt thay vì mua quà. Đơn giản vì lời khen của mẹ có ý nghĩa hơn nhiều với con bạn và nó là động lực để con làm tốt hơn nữa trong tương lai.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

6. Buộc con phải làm theo ý mình vì nghĩ đó là tốt

Ngoài 2 kiểu tình yêu trên thì còn có 1 kiểu tình yêu nữa ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ. Đó là cha mẹ nhân danh tình yêu để ép buộc con phải làm theo ý mình. Họ không thích trẻ làm những điều mà họ cho là xấu, là không tốt cho trẻ. Chẳng hạn trẻ không thích ăn món nào đó, nhưng cha mẹ vẫn gắp vào bát, ép trẻ ăn bằng được vì "nó tốt cho sức khỏe của con", "ăn cho có chất"... Cha mẹ ép trẻ phải ăn, mặc kệ khuôn mặt của trẻ đang vô cùng nhăn nhó.

Dù không nhất thiết phải buông bỏ hoàn toàn và để con cái tự quyết định, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng đội lên những đứa trẻ "cái mũ của tình yêu". Nếu chúng ta cứ làm như vậy sẽ chỉ mang lại vô số áp lực cho con cái chúng ta. Vì vậy khi đối mặt với vấn đề này, cha mẹ nên dành một chút thời gian, một chút kiên nhẫn và tôn trọng con nhiều hơn.

Hãy lắng nghe tiếng nói của trẻ, để có thể cùng trẻ vượt qua sóng gió. Nếu không, giữa cha mẹ và con cái chắc chắn sẽ nảy sinh mâu thuẫn. Cha mẹ và con sẽ ngày càng cách xa, thiếu sự thấu hiểu lẫn nhau.

Đừng tạo áp lực quá lớn cho trẻ, thay vào đó hãy cho trẻ một môi trường phát triển tự do. Tất nhiên sự tự do cũng cần khuôn khổ, sự đồng hành cẩn thận của cha mẹ.

7. Không để con gặp thử thách, giải cứu chúng quá nhanh

Không ít phụ huynh bao bọc con cái quá mức. Không dám để cho con ra ngoài chơi vì sợ con ốm, sợ quần áo bẩn, sợ con bị ngã, gặp người xấu... Bên cạnh đó, mỗi khi con gặp rủi ro, tai nạn nhỏ như không bước được lên cầu thang, không dám đi trong bóng tối... cha mẹ cũng nhanh chóng chạy vào giúp đỡ bé.

Tuy nhiên trẻ cần vài lần vấp ngã, cần tự xử lý những khúc mắc bản thân đang gặp phải để chúng tự tin hơn, học được nhiều kĩ năng sống hơn và để không còn quá phụ thuộc vào cha mẹ.

Nếu chúng ta cứ mãi bao bọc con, chắc chắn tâm tư chúng sẽ nảy sinh suy nghĩ tiêu cực: "Nếu tôi thất bại hay làm sai cái gì thì đã có bố mẹ hoặc người khác giải cứu giúp". Hành động này khiến trẻ dần mất đi tính tự chủ, tính trách nhiệm và trở thành người thích ỷ lại người khác.

Ít bố mẹ nào nhận ra rằng, những hành vi này của mình lại khiến con trở nên nhút nhát. Ảnh minh hoạ

Ít bố mẹ nào nhận ra rằng, những hành vi này của mình lại khiến con trở nên nhút nhát. Ảnh minh hoạ

Những cái cây luôn được cấp thừa mứa nước thì sẽ không cắm chặt rễ xuống đất sâu, không được ra ngoài mưa gió thì sẽ không có ý thức vươn cành. Đừng nhốt trong cái hộp kính của bảo bọc rồi lại tự hỏi vì sao con kém cỏi? Vì sao con không biết gì? Vì sao sinh ra con, mong được cậy nhờ con mà đến tuổi già sắp nhắm mắt vẫn phải lo cho việc con sẽ ra sao khi không còn mình nữa.

Có một loài đại bàng phải bay 200 dặm để tìm ra được loại thông đem về làm tổ cho các con. Đó là vì tình yêu thương. Rồi chính đại bàng mẹ phá vỡ cái tổ đó để buộc những đứa con phải tập bay khi bị rơi xuống. Đó cũng là yêu thương, nhưng là yêu thương sáng suốt.

Bố mẹ hãy học cách yêu thương con như đại bàng mẹ. Bởi nếu không xuống nước thì trẻ không bao giờ có thể tập bơi. Bố mẹ đừng quá tin vào cái phao cứu sinh, nó không thể trở thành một phần cơ thể giúp con nổi trên mặt nước được.

Cái cây sống trong nhà kín bao giờ cũng yếu ớt hơn cái cây ngoài trời. Trẻ con cũng vậy, những đứa trẻ được bảo bọc cũng không thể mạnh mẽ, hiểu biết như những đứa trẻ tự lập.

Nếu có 60 phút mỗi ngày để làm thay con, hãy dành 30 phút đó để dạy con tự làm, 30 phút còn lại hãy dắt con ra ngoài khám phá thế giới. Đừng giam giữ con trong bốn bức tường, chỉ tù nhân mới đáng bị như vậy. Đừng làm thay con mọi thứ, chỉ có người khuyết tật đặc biệt nặng mới cần được như vậy. Đừng tàn tật hóa con trẻ.

Nguồn: [Link nguồn]

Bận sự nghiệp mẹ gửi con gái duy nhất cho bà ngoại nuôi, khi về hưu phải vào viện dưỡng lão ở mà không thể oán trách con một lời

Mỗi tuần một lần, con gái vào thăm mẹ lúc 8 giờ sáng thứ 7. Đến trưa, cô sẽ rời đi. Cô luôn đúng giờ, chưa bao giờ đến muộn hay về sớm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bách Hợp (t/h) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN