Cha mẹ đang hủy hoại tương lai của con vì thích kiểm soát
Cha mẹ thích kiểm soát mọi thứ vì nghĩ rằng làm thế sẽ tốt cho con cái nhưng họ không ngờ điều này đang dần dần hủy hoại tương lai của con mình.
Hôm đó, tôi đi ăn tối với bạn bè, bàn bên cạnh có một người mẹ đi cùng với cậu con trai. Cậu bé ngồi đối diện với người mẹ, không nghịch điện thoại cũng không nói chuyện gì cả.
Một lúc sau khi thức ăn đến, người mẹ nói: “Con lau tay trước rồi hẵng ăn”. Lau tay xong, người mẹ nói tiếp: “Ăn đi”. Lúc này, cậu bé mới bắt đầu cầm thìa để ăn.
Khi đang ăn, người mẹ nói: “Con ăn thử món này đi”. Cậu bé liền đặt bát cơm xuống, ăn món người mẹ đưa, sau đó chỉ ăn thêm một chút cơm.
Người mẹ vẫn chưa dừng lại, tiếp tục nhìn đứa con trai rồi nói: “Con uống nước đi”. Cứ như vậy, cuộc nói chuyện của 2 mẹ con chỉ xoay quanh việc người mẹ liên tục bảo con trai mình ăn cái này, làm cái kia, còn cậu bé hoàn toàn im lặng, tuân theo lời mẹ nói một cách răm rắp.
Cảnh tượng này khiến chúng tôi cảm thấy khó chịu thay. Liệu một người có thể ăn ngon miệng khi bên cạnh luôn có người thúc giục, nhắc nhở, chỉ trỏ phải ăn cái này cái kia. Hơn nữa, một đứa trẻ thường sẽ rất hoạt bát, nhưng dưới sự quản lý quá nghiêm khắc cả người mẹ, cậu bé kia dần dần trở nên ít nói hơn.
Tôi tin rằng, cảnh tượng này chúng ta sẽ gặp thường xuyên trong cuộc sống. Những cha mẹ như vậy thường hay nói “tôi làm như vậy là vì lợi ích của con mình”. Họ chẳng bao giờ thừa nhận bản thân đang quá kiểm soát con cái.
Đằng sau mong muốn kiểm soát của cha mẹ là sự thiếu an toàn
Trong bộ phim “Góc khuất” của Trung Quốc, có một phân cảnh trước khiến người xem phải suy nghĩ. Theo đó trước khi đi ngủ, mẹ của Tiểu Chu mang đến một cốc sữa nóng rồi bảo: “Con uống rồi ngủ sớm đi. Uống xong thì đưa cốc đây cho mẹ rửa”, sau đó ngồi ở mép giường chờ con trai uống sữa xong.
Cảm thấy mẹ đang đợi mình, Tiểu Chu uống vội 2 ngụm sữa rồi nhăn mặt đặt cốc xuống bàn. Người mẹ tức giận nói: “Con bị làm sao vậy, chê sữa mẹ pha hả”. Tiểu Chu đáp: “Nó nóng quá mà mẹ”.
Người mẹ liền uống thử, cảm thấy nhiệt độ có hơi nóng nhưng lại nói: “Sữa uống lúc nóng thì mới ngon. Uống lạnh không tốt cho dạ dày”.
Tiểu Chu nghe vậy có chút bực bội nhưng vẫn nói: “Mẹ để cốc đó lát con tự rửa”, sau đó đeo tai nghe, cầm sách lên, định trở về với thế giới của mình.
Tuy nhiên, lúc này người mẹ lại nhìn Tiểu Chu chằm chằm, nắm lấy cuốn sách rồi ném sang một bên, hét lớn: “Có phải bây giờ con lớn rồi, biết tự lo cho bản thân nên không cần mẹ đúng không. Có phải con đang tự trách mẹ không biết chăm sóc cho con phải không?”.
Tiểu Chu đáp lại: “Con không có ý đó. Con không trách mẹ gì cả”
Người mẹ bắt đầu phàn nàn: “Nếu người cha vô trách nhiệm của con không bỏ rơi chúng ta, thì mẹ con chúng ta không phải sống như bây giờ”.
Tiểu Chu miễn cưỡng cầm ly sữa lên, tu một hơi hết sạch rồi đưa cốc cho mẹ mình.
Chỉ qua một đoạn phim ngắn, chúng ta có thể thấy được Tiểu Chu coi ly sữa như công cụ kiểm soát. Khi con trai bà uống hết sữa, nghĩa là nó chấp nhận tình yêu và sự kiểm soát của mẹ mình.
Là một người mẹ đơn thân, mẹ của Tiểu Chu mong con mình nhanh chóng trưởng thành, học giỏi, sống có trách nhiệm, nên ra sức kiểm soát đứa con trai, hy vọng thằng bé sẽ không giống như chồng cũ. Đằng sau mong muốn kiểm soát mạnh mẽ của người mẹ, đó là một vết thương không thể xóa nhòa. Khi càng không thể kiểm soát con trai, người mẹ càng tìm mọi cách để kiểm soát cho bằng được.
Cha mẹ kiểm soát là những người làm tổn thương con cái của họ nhiều nhất
Rất nhiều nhà tâm lý học ở Mỹ đã chỉ ra rằng, trẻ càng ngoan ngoãn thì càng lớn lên chúng sẽ có nhiều vấn đề về tâm lý.
Tiểu Vy là một đứa trẻ ngoan trong mắt mọi người, từ nhỏ cho đến lớn lúc nào cũng được mọi người khen ngợi. Nhưng trên thực tế, cô bé bị cha mẹ mình kiểm soát ngay từ nhỏ, từ việc ăn mặc, học hành. Tưởng rằng khi lớn lên cô có thể thoát khỏi sự kìm hãm của cha mẹ, nhưng ngay cả người cô yêu và kết hôn cũng do cha mẹ sắp xếp.
Tiểu Vy không thể nói “không” trước mặt cha mẹ mình. Chỉ cần mỗi lần cô chống cự lại, cha mẹ đều nói “cha mẹ làm vậy chỉ vì muốn tốt cho con”. Cứ như vậy, cô lúc nào cũng phải tuân theo mọi sự sắp xếp của cha mẹ mình mà không thể kháng cự được.
Cô biết mình không thể phảng kháng lại cha mẹ theo cách thông thường nên chỉ có thể nghe theo. Tuy nhiên, trước những kỳ thi quan trọng hoặc sự kiện đặc biệt, cô cố tình làm không tốt mọi thứ như lời cha mẹ dặn. Vào những lúc như vậy, cha mẹ cô cảm thấy bất lực với con gái mình.
Dần dần, cô phát hiện ra rằng, là do bản thân đang ngấm ngầm chống lại cha mẹ theo một cách khác. Cha mẹ muốn cô làm thế này, nhưng cô muốn làm ngược lại theo kiểu khác.
Khi đến tuổi kết hôn, cha mẹ cô đã chọn cho cô một người rất “môn đăng hộ đối”. Nhưng gia đình mới này lại mang đến cho cô rất nhiều nỗi đau không nói hết thành lời. Bề ngoài ai cũng bảo cô có cuộc sống như mơ, còn đòi hỏi gì nữa, có cha mẹ sắp xếp hết mọi thứ thì còn gì sướng bằng. Thế nhưng trong thâm tâm cô, lúc nào cũng khao khát một sự tự do cháy bỏng, dù sống chung dưới một mái nhà, nhưng cô không hề cảm nhận được tình yêu mình dành cho cha mẹ.
Sau tất cả, khi không thể tiếp tục chịu đựng thêm sự kiểm soát của cha mẹ, cô quyết định ly hôn, sống một cuộc đời theo ý muốn của mình.
Chuyên gia giáo dục Trung Quốc, bà Lý Mỹ Kim sẽ có câu trả lời cho câu hỏi được nhiều người thắc mắc này.
Nguồn: [Link nguồn]