Cha mẹ cần làm ngay những điều sau để trẻ không bị bắt nạt ở trường

Sự kiện: Giáo dục

Chuyên gia tâm lý giáo dục chia sẻ cách để cha mẹ giúp con mình ít bị bắt nạt nhất.

Rất nhiều trẻ bị bắt nạt ở trường nhưng nhiều bố mẹ đành phải “bó tay”. Chuyên gia tâm lý giáo dục Nguyễn An Chất sẽ chia sẻ cách để cha mẹ giúp con mình ít bị bắt nạt nhất.

1. Cha mẹ đừng nghĩ đó là bạo lực

Khi trẻ bị bắt nạt ở trường, cha mẹ đừng nghĩ con mình đang bị bạo lực, cha mẹ đừng nghĩ con mình không cần bạn bè vì vậy, cha mẹ đừng nói với con không chơi với bạn nữa.

Cha mẹ cần làm ngay những điều sau để trẻ không bị bắt nạt ở trường - 1

Rất nhiều trẻ bị bắt nạt ở trường nhưng nhiều bố mẹ đành phải “bó tay”.

2. Phải hỏi thật kỹ nguyên nhân

Cha mẹ phải luôn thân tình, thân thiện, hỏi thật kỹ và tìm ra nguyên nhân vì sao các bạn bắt nạt con mình. Cha mẹ hỏi con rồi đưa ra kết luận là có phải tại con mình hay không. Những cái đó là vô cùng cần thiết. Cha mẹ để con để nói rồi phân tích xem lỗi tại con ở đâu, tại bạn như thế nào, ở lớp có bao nhiêu bạn bị bắt nạt và bao lâu thì các bạn lại chơi với nhau.

3. Gợi mở cho con sống thân thiện

Cha mẹ nên gợi mở cho con mình sống thân thiện, chia sẻ với bạn bè. Trên thực tế có nhiều trẻ rất ích kỷ vì cha mẹ luôn dặn con là “ăn một mình nhé, ăn giấu đi nhé”. Từ đó con đã có tính ích kỷ hơn và dễ bị bắt nạt hơn.

4. Tuyệt đối không mách với cô giáo

Cha mẹ dạy con tuyệt đối không mách thầy cô giáo. Bởi nếu mách thầy cô sẽ khiến cho các bạn bị khiển trách, từ đó, các bạn sẽ cô lập trẻ. Đây là lý do thường xuyên xảy ra ở trường học.

5. Mua bánh kẹo cho con mang đến chia cho các bạn

Cha mẹ mua bánh kẹo cho con mang đến chia cho các bạn rồi tất cả ngồi nói chuyện vui tươi từ đó trẻ sẽ chơi với nhau và con sẽ không bị bắt nạt.

6. Tuyệt đối không không đánh trả lại bạn

Nếu cha mẹ dạy con đánh trả lại bạn thì trẻ càng bị bắt nạt, không hòa nhập, cô độc. Từ đó trẻ ngày càng sống cô đơn, không ai chơi với con nữa.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bắt nạt

- Trẻ bị trầy xước, bầm tím…

- Trẻ bỏ học, giả vờ ốm, sống thu mình..

- Đối với những trẻ liên tiếp là nạn nhân sẽ bị suy nhược cơ thể, dần dần dẫn đến nhút nhát.

- Các hình thức bắt nạt gồm có: đấm, đá, đánh, chế giễu, ăn cắp, xô đẩy, tung tin đồn nhảm, đe dọa, nhục mạ…

4 kiểu bắt nạt mà mọi trẻ em đều gặp phải trong quãng đời đi học

Dưới đây là các mẹo đối phó với 4 loại bắt nạt phổ biến trong quãng đời đi học

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN