Cha mẹ cần làm gì để kiềm chế sự nóng nảy của bản thân trong việc giáo dục con cái
Đối với việc giáo dục con cái, hình mẫu cha mẹ là vô cùng quan trọng bởi nó phản ánh tính cách, thói quen và suy nghĩ của trẻ.
1. Giảm giọng điệu và dành cho con sự tôn trọng nhất
Khi giáo dục con, một số cha mẹ có thói quen la mắng con thật to, cho rằng giọng lớn sẽ khiến trẻ tập trung và bình tĩnh hơn. Nhưng kết quả thì luôn ngược lại, giọng điệu cha mẹ càng lớn, càng giận giữ thì con trẻ càng sợ hãi và khó có thể tập trung vào việc mình đang làm. Hạ giọng khi giáo dục con cái không chỉ giúp rèn luyện tính kiên nhẫn của cha mẹ, kiểm soát cảm xúc hiệu quả mà còn giúp trẻ xoa dịu tâm trí và giúp trẻ dễ dàng tập trung lắng nghe hơn những gì cha mẹ nói.
2. Sử dụng giọng điệu và từ ngữ chính xác
Là người thầy đầu tiên trong cuộc đời con trẻ, lời nói và hành động của cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách của con sau này. Vì vậy, hãy cẩn trọng và suy nghĩ bất cứ điều gì định nói với con. Việc sử dụng giọng điệu và dùng từ ngữ phù hợp với ngữ cảnh sẽ đem lại hiệu quả giáo dục rất tốt.
Khi con gặp lỗi lầm, cha mẹ có thể áo dụng những nguyên tắc sau:
- Đối với trẻ nhỏ hơn 2 tuổi, cha mẹ đừng quát nạt hay to tiếng với con bởi điều này sẽ gây tổn thương tâm lý rất lớn và sẽ là vết thương tâm lý con mang theo mãi về sau này.
- Đối với trẻ từ 2-6 tuổi, khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ nên nói chuyện nhẹ nhàng với con, bình tĩnh giúp con tìm ra hướng giải quyết để con biết nếu gặp trường hợp tương tự mình cần phải làm gì.
- Đối với trẻ từ 6-12 tuổi, hãy giúp con học hỏi được từ những sau lầm của mình, dạy con những bài học cuộc sống và để con dần dần tự lập, tự chịu trách nhiệm với những sai lầm mình đã gây ra.
Nguồn: [Link nguồn]
Muốn tạo động lực phát triển và môi trường lành mạnh cho con cái, cha mẹ cần thấu hiểu con và nắm rõ những quy tắc giáo dục này.