Cha mẹ 'buông tay' 5 điều này, con lớn lên không xuất sắc cũng thành công
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu cha mẹ khôn ngoan, kìm nén những điều này, con cái sẽ có nhiều triển vọng thành công hơn ở tương lai.
Làm sao để buông tay?
Khái niệm "buông bỏ" này có thể tạo ra mức độ lo lắng mà hầu hết các phụ huynh chưa chuẩn bị. Nhiều phụ huynh chia sẻ đã trải qua cảm giác buồn và mất mát khi trẻ lớn lên. Thực tế, đến một thời điểm nào đó, phụ huynh cần "phá vỡ" mối liên hệ giữa cha mẹ và con, nhằm thiết lập tính tự chủ và độc lập của trẻ.
Một số sự kiện nhất định trong quá trình phát triển của trẻ đánh dấu thời điểm cha mẹ phải buông bỏ. Đồng thời, hãy cho phép con mình tiến thêm một bước nữa để trở thành người tự do. Cho dù đó là khi trẻ cai sữa, ngày đầu tiên đi học mẫu giáo, sắp vào đại học, hay ngày cưới,... việc buông bỏ cũng có thể khó khăn đối với cha mẹ.
Việc nhận thức được lý do đằng sau việc làm cha mẹ vô thời hạn là một cách tốt để phụ huynh bắt đầu quá trình buông tay con. Hãy phân loại những cảm xúc lẫn lộn khiến không thể buông bỏ. Ảnh minh họa
Đặc biệt, việc buông tay trẻ khi con ở tuổi thiếu niên có lẽ là khó nhất. Bởi, cha mẹ ngày càng ít kiểm soát được sự phát triển của con mình. Thậm chí, trẻ cũng sẽ đưa ra quyết định riêng. Trẻ ở tuổi thiếu niên bắt đầu hạn chế phụ thuộc vào cha mẹ.
Không có cách nào để bỏ qua các giai đoạn phát triển của trẻ. Mỗi đứa trẻ đều cần được nuôi dạy theo những cách khác nhau. Hầu hết các phụ huynh đều cố gắng hết sức dựa trên kiến thức, kinh nghiệm và công cụ nuôi dạy con sẵn có. Phụ huynh có thể áp dụng một số phương pháp nếu đang cảm thấy khó khăn trong việc buông tay con.
Phụ huynh cần học cách nhận ra sự khác biệt giữa nhu cầu của con và nhu cầu của chính mình. Đồng thời, cha mẹ hãy đặt ranh giới cho bản thân, tạo cho trẻ không gian để phát triển. Hãy cho trẻ cơ hội để làm chủ nhiệm vụ nào đó và học hỏi từ những sai lầm. Hãy tin tưởng rằng, những giá trị trẻ đã thấm nhuần sẽ giúp hình thành quyết định của con.
Bên cạnh đó, các cha mẹ cần hiểu rằng, mình đã làm hết sức với tư cách là phụ huynh. Đồng thời, thừa nhận rằng, giai đoạn thực hành nuôi dạy con đã kết thúc.
Hãy coi quá trình buông bỏ như một mất mát. Các phụ huynh có thể gặp bác sĩ trị liệu nếu cần thiết.
Khi trẻ trưởng thành, cha mẹ hãy xây dựng một mối quan hệ mới với con mình. Đó là mối quan hệ ít phụ thuộc hơn, với nhiều sự tôn trọng, ngưỡng mộ lẫn nhau. Phụ huynh cũng hãy tôn vinh một thanh niên có năng lực. Ngoài ra, phụ huynh có thể phát triển các hoạt động xã hội, giải trí và chăm sóc bản thân để giúp phân tán sự tập trung vào việc nuôi dạy con.
Nên buông tay con ở những việc gì?
Thay vì bảo vệ trẻ mọi nơi và ngăn cản mọi thứ, tốt hơn hết bố mẹ nên buông tay và để trẻ làm những việc trong khả năng của mình để phát triển sức mạnh trí não. Ảnh minh họa
1. Không lo lắng những điều trong khả năng của trẻ
Trẻ nhỏ có năng khiếu bắt chước và chúng học được những khả năng nhất định bằng cách quan sát hành vi của cha mẹ.
Chẳng hạn, trẻ sẽ học cha mẹ cách làm việc nhà, dọn dẹp nhà cửa. Tuy nhiên, một số người lo lắng con sẽ bị thương, bị mệt nên ngăn chúng lại khi muốn bắt chước hành động của mình. Nếu sự lo lắng này kéo dài cho đến khi trẻ lớn lên sẽ chuyển thành sự nuông chiều.
Những đứa trẻ được sống trong sự bao bọc, nuông chiều quá mức sẽ hình thành tính cách ích kỷ, bướng bỉnh và thiếu kỹ năng sống cần thiết, lâu dài cản trở sự phát triển bình thường.
Thay vì bảo vệ trẻ mọi nơi và ngăn cản mọi thứ, tốt hơn hết bố mẹ nên buông tay và để trẻ làm những việc trong khả năng của mình để phát triển sức mạnh trí não và rèn luyện khả năng thực hành của bản thân. Dù vậy, cha mẹ cũng nên ở bên đồng hành và hỗ trợ con khi cần thiết.
2. Không hối thúc, trẻ sẽ ngày càng tự giác
"Trời đất, con làm gì cũng chậm, sao mà chán thế cơ chứ"; "Sáng nào cũng để phải nhắc, lại muộn nữa rồi đấy", "Ăn thêm chút nữa đi, đừng chỉ gẩy thức ăn như vậy"... Không ít cha mẹ đã thúc giục con cái mình như vậy. Tuy nhiên, việc thúc giục đôi khi lại phản tác dụng.
Mỗi đứa trẻ đến với thế giới này đều có nhịp điệu riêng. Nếu cha mẹ luôn đòi hỏi con phải theo nhịp điệu của người lớn thì đó sẽ là một kiểu gây hại cho thể chất và tinh thần của trẻ.
Hơn nữa hành vi hối thúc kiểu này cũng khiến trẻ nghĩ rằng, đã có cha mẹ quản lý giúp thời gian thì dù làm việc gì cũng chắc chắn đúng giờ, không thể muộn được. Điều này sẽ khiến khái niệm thời gian của trẻ ngày càng yếu đi.
3. Không can thiệp vào việc trẻ mang lại lợi ích cho người khác
Một số trẻ sống khép kín và không thích gần gũi người khác, trong khi số khác lại nhiệt tình, hào phóng và cởi mở trong các mối quan hệ. Một phần nguyên nhân của sự khác biệt tính cách này đến từ di truyền nhưng phần lớn đến từ sự giáo dục của cha mẹ.
Nhiều cha mẹ cho rằng thời gian của con nên tập trung vào việc học. Điều này có thể cản trở khả năng giao tiếp của con và không thể khiến trẻ thấm nhuần được các khái niệm như "chia sẻ", "giúp đỡ" hay "quan tâm". Cách dạy dỗ này sẽ tạo ra một đứa trẻ chỉ chú ý đến bản thân hơn là quan tâm tới người khác. Những đứa trẻ như vậy không muốn giao tiếp, chỉ làm mọi thứ một mình. Cuộc sống tương lai của chúng chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Bởi vậy, trẻ cần được giáo dục về việc "cho đi" và biết cách giúp đỡ người khác để có thể phát triển một tâm lý lành mạnh. Khi trẻ giúp đỡ người khác với ý định tốt tức là trẻ đang đạt được thành tựu của chính mình.
Nhiều cha mẹ cho rằng thời gian của con nên tập trung vào việc học. Điều này có thể cản trở khả năng giao tiếp của con. Ảnh minh họa
4. Tạo ranh giới giữa cha mẹ và con cái
Nhà trị liệu tâm lý người Đức nổi tiếng Bert Hellinger từng nói: "Một gia đình tốt phải có ý thức về ranh giới". Nếu gia đình thiếu ý thức về việc này, thứ chờ đợi họ phía trước là một bi kịch. Ý thức về ranh giới được hiểu là bố mẹ nên tôn trọng không gian và ý tưởng của con cái, đồng thời cho con tự do suy nghĩ và bày tỏ quan điểm cá nhân, từ đó có thể hỗ trợ con trong việc đưa ra các quyết định hợp lý nhất
Tự hỏi xem bố mẹ đã thực sự biết ranh giới giữa họ và con cái để có thể theo dõi và giám sát mà không đụng chạm đến sự riêng tư của trẻ chưa. Những cha mẹ không có ý thức về ranh giới, dưới chiêu bài suy nghĩ vì lợi ích của trẻ không chỉ xâm phạm không gian riêng tư mà xâm phạm tới quyền được suy nghĩ tự do của con cái. Đây là lý do khiến trẻ mất đi lý tưởng thực sự của chúng. Trẻ cũng không thể có một không gian độc lập riêng trên con đường trưởng thành sau này.
Khi trẻ nhận được sự tôn trọng từ bố mẹ, chúng sẽ ý thức hơn với hành động, cuộc sống của mình để hoàn thiện nhân cách và có những bước tiến dài trên quá trình phát triển bản thân.
5. Không lo lắng về những sáng tạo của trẻ
Ngay từ khi chào đời, trẻ đã có tính tò mò và có cách quan sát cũng như khả năng tư duy độc lập của riêng mình. Khả năng bẩm sinh này khiến chúng có những ý tưởng và giải pháp riêng khi gặp vấn đề, dù người lớn có thể thấy vô lý.
Đôi khi những sản phẩm của trẻ khiến người lớn không hiểu gì nhưng đừng chê bai hay dè bỉu mà vô tình làm mất đi cảm hứng sáng tạo ở trẻ. Điều cha mẹ phải làm là tôn trọng con, khuyến khích con phát triển tư duy, cố gắng đối mặt với vấn đề và nghĩ ra giải pháp. Nhiều người lớn quá hào phóng với hình phạt, chê bai trẻ và tiết kiệm quá đáng những lời khen, sự khuyến khích. Điều này làm mất đi chất xúc tác kì diệu nuôi dưỡng hành vi sáng tạo ở trẻ.
Trong quá trình trẻ trưởng thành, cha mẹ cũng nên nhắc nhở con không nên dao động khi đã có lựa chọn của chính mình.
Các chuyên gia Harvard cho biết, IQ của trẻ em có liên quan đến hành vi của cha mẹ.
Nguồn: [Link nguồn]