Câu nói của cậu bé 8 tuổi khiến nhiều bố mẹ phải suy ngẫm về vấn đề tiền bạc với con mình
Giáo dục tiền bạc với con cái chưa bao giờ là điều dễ dàng, nếu dạy sai cách nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhận thức của trẻ.
Bố mẹ nào cũng muốn con mình ngoan ngoãn, hiểu chuyện. Thế nhưng trên thực tế, đằng sau sự vâng lời của con cái đôi khi là sự kìm chế đến mức đau lòng.
Có một người mẹ dẫn cậu con trai 8 tuổi đi siêu thị. Thấy những trái dâu tây đỏ mọng, cậu bé thèm lắm nên cầm hộp dâu tây lên xem bao nhiêu. Người mẹ nói hộp dâu này có giá 100.000 đồng, cậu bé sốc đến mức ngơ ngác, vội vàng giật lấy hộp dâu tây trên tay mẹ đặt xuống chỗ cũ.
Người mẹ cảm thấy xót xa trước phản ứng của con trai nên nói rằng “nếu con thích thì cứ mua đi”. Thế nhưng, cậu bé nhất quyết không mua, vừa đẩy xe hàng đi vừa nói “con không mua đâu, nó đắt quá”. Trước những lời nói của con trai, người mẹ bỗng thấy hối hận vô cùng.
Ảnh minh họa.
Hóa ra đằng sau phản ứng của cậu bé này có liên quan tới những lời nói thường ngày của 2 mẹ con. Đặc biệt, người mẹ thường thích so sánh giá cả của một món hàng với tiền công lao động của mình. Ví dụ, nếu con trai nói muốn mua đồ ăn vặt, người mẹ sẽ nói “mẹ phải làm việc cật lực 2 tiếng mới mua được thứ này đó”.
Sau mỗi lần như vậy, cậu bé trở nên rất nhạy cảm với tiền, không dám mua đồ vì sợ mẹ sẽ vất vả kiếm tiền. Số tiền chỉ vài chục ngàn nhưng trong suy nghĩ của cậu bé đó là một con số rất lớn. Mặc dù rất muốn mua thứ gì đó nhưng cậu bé sẽ không dám tiêu tiền, điều này thực sự khiến người lớn phải xót xa.
Khi câu chuyện của cậu bé này được chia sẻ lên MXH, cư dân mạng đã để lại nhiều bình luận như:
“Lúc nào mẹ cũng nói nhà mình không có tiền, điều này khiến tôi ngại mua bất kỳ thứ gì khi còn nhỏ. Bây giờ, tôi đã lập gia đình, phải chịu trách nhiệm nhiều thứ. Trong lòng tôi lúc nào cũng có một nỗi sợ không có tiền và tiêu tiền chính là một loại tội lỗi.”
“Sự giáo dục của người mẹ này sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy tự ti. Nó sẽ nghĩ rằng, mình thậm chí còn không xứng đáng với một hộp dâu tây. Làm sao đứa trẻ có thể phát triển tốt sau này.”
“Thay vào đó, người mẹ nên cho con cái biết họ kiếm tiền vất vả như thế nào. Nếu muốn mua hay ăn thứ gì đó thì cần phải chăm chỉ học hành, đi làm kiếm tiền. Đó là cách tốt nhất để thúc đẩy một người tiến về phía trước, nỗ lực để thay đổi cuộc sống hiện tại.”
Bố mẹ nuôi dạy con sai cách sẽ để lại hậu quả gì?
Những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong hoàn cảnh nghèo khó có thể sớm trưởng thành và chia sẻ bớt áp lực cho gia đình. Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, một đứa trẻ nếu được nuôi dưỡng kiểu “con nhà nghèo” như thế này sẽ khiến chúng bị lệch lạc tư tưởng và nghèo hèn trong suy nghĩ.
- Khiến trẻ bị lệch lạc trong suy nghĩ
Chẳng hạn như khi thấy đồ của người khác đẹp và xịn hơn mình, trẻ nảy sinh tính đố kỵ, thậm chí nghĩ bản thân thua kém người khác. Suy nghĩ này sẽ tích tụ lại trong lòng trẻ và đến một ngày nào đó sẽ bùng nổ. Sau một thời gian, trẻ sẽ chán nán, không dám đề cập tới vấn đề tiền bạc. Khi lớn lên, sự ám ảnh khi thiếu thốn mọi thứ có thể đẩy trẻ đi vào những con đường sai trái.
- Khiến trẻ trở nên nhút nhát, kém tự tin
Khi trẻ muốn mua một thứ gì đó, để trẻ có thể hiểu được những khó khăn của bố mẹ, một số người rất thích so sánh với sức lao động của mình. Trên thực tế, kiểu rao giảng này chỉ khiến đứa trẻ cảm thấy “mình không xứng đáng với món đồ đấy”.
Khi trẻ mất tự tin và trở nên nhút nhát trước tiền, rất có thể trong lòng trẻ sẽ có ý nghĩ cực đoan về tiền.
Một số đứa trẻ khi lớn lên sẽ chăm chỉ kiếm tiền nhưng không dám tiêu, nhìn đồng tiền sẽ có cảm giác hài lòng nhưng khi tiêu tiền lại cảm thấy tội lỗi, cuộc sống như vậy có hạnh phúc không?
- Khiến trẻ trở nên bất an
Một đứa trẻ ngay từ nhỏ đã bị ám ảnh bởi tiền, khi lớn lên chúng chỉ dám mua quần áo cũ, ăn những món giá rẻ.
Khi bạn mua thứ rẻ nhất, giá trị của bạn dường như trở nên rẻ mạt hơn. Trong lòng bạn sẽ có một cảm giác nghèo khó lúc nào cũng bủa vây. Cảm giác này sẽ khắc sâu vào xương, khiến cuộc sống không còn chút niềm vui nào cả.
Bố mẹ nên làm gì để trẻ hiểu đúng về tiền bạc?
Bố mẹ có thể dạy con cách tiết kiệm tiền và kiếm tiền cũng một lúc, không để trẻ mất đi động lực kiếm tiền và kìm hãm ý tưởng của mình.
Một đứa trẻ nếu có suy nghĩ thiển cận, tương lai sẽ gặp vô vàn trắc trở. Một người không có lòng tự tin, không dám nhắc tới chuyện tiền bạc rất khó kết bạn với người ở đẳng cấp cao hơn, vòng tròn xã hội sẽ ngày càng bị thu hẹp.
Khi trẻ muốn mua một món đồ chơi đắt tiền nhưng không đủ tiền mua, bố mẹ có thể nói rằng: “Ở nhà mình có nhiều đồ chơi rồi, cũng có nhiều loại giống nhau. Vì thế, con nên mua những thứ thực sự có giá trị và hữu ích. Con nên thử chọn một số loại khác xem sao”.
Lúc này, bố mẹ có thể đưa con đi chọn một số loại đồ chơi tương đối rẻ, hướng dẫn con chú ý đến giá trị món đồ chơi thay vì hình dáng bắt mắt bên ngoài. Đặc biệt, bố mẹ nên tránh để trẻ hình thành thói quen nhìn giá cả.
Khi trẻ lớn lên, có một sự hiểu biết nhất định, nếu trẻ muốn thứ gì đó nhưng khả năng của bố mẹ có hạn thì hãy để trẻ tự cố gắng hướng tới mục tiêu của mình.
Nguồn: [Link nguồn]
Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhưng ít các bậc cha mẹ chú trọng khi dạy con mình.