Cậu bé 7 tuổi bị ép làm 376 bài tập trong kỳ nghỉ: Những bà mẹ "hổ" khiến trẻ mất hoàn toàn tuổi thơ

Sự kiện: Dạy con

Mặc dù mẹ “hổ” có thể nuôi dạy thành công những đứa trẻ “con nhà người ta”, nhưng những hệ luỵ sau đó lại rất đáng sợ.

Gần đây, trong một chương trình truyền hình chia sẻ về các phương pháp giáo dục của cha mẹ Trung Quốc, có một trường hợp của cô Từ Tịnh Khải và con trai của mình, khiến cho dư luận không giỏi bàng bàng về mẹ “hổ” trong truyền thuyết.

Theo đó, triết lý giáo dục của cô nhanh chóng thu hút sự chú ý của cư dân mạng, mọi người đều cho rằng nó có phần quá “điên rồ”.

Cô Từ cho hay: “Cách dạy con của tôi là chúng không cần phải có tuổi thơ hạnh phúc như những người khác. Trẻ em cần có một môi trường và thái độ học tập nghiêm khắc”.

“Không có tuổi thơ hạnh phúc” như những gì mà cô Từ chia sẻ, đó là trong kỳ nghỉ đông, cô đã yêu cầu con trai mình làm tổng cộng 376 bài kiểm tra. Trong đó có 270 bài kiểm tra tổng hợp, 7 câu hỏi lớn và 50 bài tự luận.

Quá trình giáo dục con cái của cô Từ

Cô Từ từng công tác trong Bộ công an, sau khi có con trai, cô quyết định nghỉ việc để dành toàn bộ thời gian chăm sóc con. Cô muốn đào tạo con trai mình trở thành “con nhà người ta” trong truyền thuyết.

Cô rất coi trọng kết quả học tập của con mình, đặt mục tiêu là cậu bé phải luôn đứng trong top 10 của lớp. Vậy nên, khi thấy con mình trượt top 10, cô trở nên cực kỳ lo lắng. Cô không muốn con mình tụt lại phía sau nên đã giao rất nhiều bài tập về nhà. Cô cho rằng, đây là cách để một đứa trẻ có thể nắm vững và củng cố kiến thức đã học, chỉ có con đường học mới thay đổi được vận mệnh của mình.

Cô Từ Tịnh Khải.

Cô Từ Tịnh Khải.

Chương trình đã mời chuyên gia giáo dục Hiệp Nhất Thiên làm khách mời, để cùng nhau thảo luận về vấn đề nuôi dạy con cái.

Theo bà Hiệp Nhất Thiên, tuổi thơ của một đứa trẻ cần phải có hạnh phúc, thay vì cứ tập trung vào điểm số. Một đứa trẻ nên được khuyến khích tham gia các môn thể thao, nó không chỉ giúp cơ thể khoẻ mạnh, mà khiến tâm lý của chúng ổn định hơn rất nhiều.

Mọi người đều không chấp nhận việc cô Từ tước đoạt quyền vui chơi, giải trí của một đứa trẻ chỉ vì điểm số. Thậm chí một vị khách mời tại đây đã phẫn nộ nói rằng: “Cô bị điên à”.

Trong hoàn cảnh bị nhận được toàn sự phản bác như vậy, cô Từ vẫn kiên định với quan điểm giáo dục của mình: “Học sinh tiểu học thì việc học vẫn là quan trọng nhất”.

Tin vào đắng cay trước ngọt ngào

Sau khi chứng kiến ​​phương pháp giáo dục "đòi hỏi" như vậy của cô Từ, nhiều khán giả cũng bày tỏ rằng, họ không thể chấp nhận được

Thoạt nhìn, con trai của cô Từ đúng là “con nhà người ta”. Cậu bé mới vào lớp 1 nhưng đã thể hiện tính tự giác hơn hẳn bạn bè cùng trang lứa. Cậu bé làm rất nhiều bài tập trong khi những đứa trẻ khác thì đang vui chơi.

Con trai cô Từ.

Con trai cô Từ.

Cô Từ nói rằng, con trai mình rất thích làm bài tập, cô không ép buộc, cậu bé tự giác ngồi vào bàn học bài ngay sau khi thức dậy rửa mặt vào buổi sáng. Cậu bé cũng từng nói rằng: “Học kỳ này, con muốn mua hết giấy kiểm tra ở hiệu sách này về nhà làm bài tập”.

Năm nay cậu bé mới 7 tuổi, đáng nhẽ đây là lứa tuổi hiếu động nhất, nhưng cậu bé là người duy nhất lạc lõng ngay trong lớp. Khi ekip chương trình hỏi một số câu, cậu bé đã trả lời rằng:

-Em có sợ bài tập về nhà không? Em không biết.

-Em có thích bài tập về nhà không? Em không biết.

-Em có làm bài tập nhanh không? Em không biết.

Khi họ hỏi những đứa trẻ khác câu hỏi tương tự thì nhận được những câu trả lời là:

-Có lúc thích, có lúc không thích, có lúc bực bội em cũng không thích làm bài.

-Em thực sự không thích. Bài tập về nhà thực sự rất khó chịu. Nếu không làm, mẹ em sẽ rất tức giận.

-Em làm bài tập chậm lắm.

Cậu bé lạc lõng giữa mọi thứ.

Cậu bé lạc lõng giữa mọi thứ.

Trong toàn bộ chương trình, người ta hiếm thấy con trai của cô Từ cười. Tới phần giới thiệu tài năng, mặc dù cô Từ giới thiệu rằng, con trai mình nhảy rất tốt nhưng cậu bé vẫn từ chối biểu diễn. Mãi sau đó, cậu bé mới nói là: “Em cũng muốn biểu diễn nhưng sợ làm không tốt”.

Những vấn đề trong cách giáo dục của cô Từ

Cách giáo dục của cô Từ đã tạo ra một đứa trẻ nghe lời mẹ răm rắp. Cô Từ không nhận ra những tác hại mà mình đã gây ra cho con cãi, thậm chí còn tự mãn về điều đó.

Khi cô Từ kể về cậu con trai ngoan ngoãn, tự giác, chỉ ham học mà không ham chơi, cô không giấu được niềm vui và tự hào trong lòng. Cô tin rằng, đây là cách giáo dục thành công “con nhà người ta”.’

Cậu bé 7 tuổi bị ép làm 376 bài tập trong kỳ nghỉ: Những bà mẹ "hổ" khiến trẻ mất hoàn toàn tuổi thơ - 4

Người lớn cho rằng, điều này là tốt cho trẻ nhỏ, nhưng thực chất, nó chỉ là cảm giác hoàn thành của người lớn. Mong con cái giỏi giang là điều cha mẹ nào cũng mong ước, nhưng mọi thứ cần được kiểm soát.

Giáo sư Từ Khai Văn tại Đại học Bắc Kinh đã tiến hành một cuộc điều tra về tình trạng phạm pháp của trẻ vị thành niên và phát hiện ra rằng, một số lượng lớn trong các vụ án được điều tra có một điểm chung, đó là tội phạm xuất thân từ gia đình gia giáo, đều có cha mẹ là giáo viên. Một bảng câu hỏi khảo sát trường học khác cho thấy, 50% mẫu khủng hoảng có xu hướng tự tử đến từ gia đình giáo viên tiểu học và trung học cơ sở.

Tại sao nền giáo dục gia đình tốt lại làm tổn thương trẻ em? Bởi vì những giáo viên này đã thấy quá nhiều trẻ ngoan, họ cũng mong muốn con mình cũng giỏi như vậy. Một khi con cái không đáp ứng được kỳ vọng, họ sẽ rất khắc nghiệt với trẻ, thường là nghiêm khắc và trừng phạt.

Nguồn: [Link nguồn]

Tại sao gia đình có năng lượng tích cực lại nuôi dạy thành công những đứa trẻ ưu tú?

Một đứa trẻ ưu tú không chỉ có IQ cao mà EQ cũng rất quan trọng, nó bắt nguồn từ chính mối quan hệ với các thành viên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo QQ) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN