Cảnh báo: Thuốc lá điện tử xâm nhập trường học khiến nhiều học sinh nhập viện
Theo kết quả nghiên cứu về tình hình sử dụng thuốc lá trong học sinh của Bộ Y tế, với học sinh THCS, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử là 2,15% và 3,1% với học sinh THPT. Tuy nhiên, tỉ lệ học sinh nữ sử dụng thuốc lá có dấu hiệu gia tăng, chủ yếu là sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, thậm chí là chất cấm "núp bóng" tinh dầu thuốc lá điện tử.
Mới đây, Bệnh viện Bãi Cháy (tỉnh Quảng Ninh) cho biết vừa tiếp nhận 4 học sinh (sinh năm 2008) nhập viện với các triệu chứng ngộ độc sau khi sử dụng thuốc lá điện tử.
Theo lời kể của các bệnh nhân, trước vào viện một giờ, những nam học sinh này sử dụng thuốc lá điện tử (chưa rõ loại và chưa rõ nguồn gốc). Sau đó tất cả xuất hiện cảm giác choáng váng, khó chịu toàn thân, bủn rủn, run tay chân, tức ngực, khó thở, buồn nôn và nôn nhiều. Khi vào viện, bệnh nhân đã được các bác sĩ cấp cứu, xử trí truyền dịch theo phác đồ và tiếp tục được theo dõi, điều trị tại Khoa Thận lọc máu (Bệnh viện Bãi Cháy).
Trước đó, Công an quận Hà Đông, Hà Nội cho biết hôm 13/3, Cơ quan CSĐT đã khởi tố điều tra một vụ án mua bán trái phép chất ma tuý, trong đó bị can bị tình nghi mua bán chất gây nghiện, chất ma túy dưới dạng chất lỏng, tinh dầu sử dụng cho thuốc lá điện tử.
Một trường hợp bị ngộ độc thuốc lá điện tử được điều trị tại BV Bạch Mai, Hà Nội.
Trong khi vụ án này đang được điều tra thì từ ngày 31/3 đến 4/4, Công an Hà Đông tiếp nhận và giải quyết hai vụ việc liên quan đến học sinh sử dụng thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vụ thứ nhất, học sinh H. (lớp 11) cho D. mượn Pod - thuốc lá điện tử để hút. Sau khi hút xong, D. có biểu hiện choáng, mệt mỏi, tay chân mất sức, hoảng loạn. Quá trình xác minh, H. thừa nhận tinh dầu trong thuốc lá điện tử này là loại khác với tinh dầu vị hoa quả học sinh hay sử dụng, không tem mác, được H. mua trên mạng.
Vụ thứ hai, học sinh Đ. (lớp 10) nhỏ hai giọt tinh dầu thuốc lá điện tử vào chai nước uống chung để trêu đùa bạn bè. Sau khi uống, Đ. và hai bạn khác có biểu hiện mệt, buồn nôn, nóng trong người, tay chân mất sức, phải đi cấp cứu. Bệnh viện chẩn đoán nhiễm trùng, nhiễm độc ăn uống thể viêm dạ dày, ruột.
Với học sinh THCS, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử là 2,15% và 3,1% với học sinh THPT.
Bác sĩ Trần Thị Hồng Ngân, Khoa Thận lọc máu, Bệnh viện Bãi Cháy, cho biết thuốc lá điện tử là các sản phẩm cung cấp nicotine, có cấu tạo bao gồm bộ phận pin, sạc, bộ phận gia nhiệt, dẫn dòng khí; bộ phận chứa ống đựng dung dịch. Dung dịch này thường chứa nicotine, chất tạo hương, propylene glycol và glycerin thực vật. Chất nicotine có khả năng gây nghiện cao, tăng nguy cơ sử dụng rượu, ma túy và các chất gây nghiện khác. Đặc biệt, nicotine có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ ở lứa tuổi thanh thiếu niên, thậm chí có thể gây tổn thương bào thai (dẫn đến cân nặng sơ sinh thấp, tăng nguy cơ đẻ non). Khói thuốc lá thế hệ mới có chứa các chất gây ung thư, làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi, ung thư thanh quản, đột quỵ, xuất huyết não, ung thư dạ dày... |
Nguồn: [Link nguồn]
4 học sinh này đều sinh năm 2008 vào viện trong tình mệt mỏi, khó chịu toàn thân, bủn rủn chân tay.